Tiêu chuẩn thiết kế kho chứa hóa chất theo quy định như thế nào? Thực tế các doanh nghiệp hóa chất trên thị trường đều đạt mức phát triển nhiều con số trong vài năm gần đây. Cũng bơi hóa chất đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu trong hầu hết các khía cạnh của cuộc sống và công nghiệp sản xuất
Chúng có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm, cung cấp năng lượng, điều trị bệnh tật và nhiều ứng dụng khác. Hóa chất đã làm cho cuộc sống con người trở nên tiện lợi và tiến bộ hơn, từ việc làm ra các sản phẩm hàng ngày như thực phẩm và quần áo đến việc phát triển các công nghệ tiên tiến.
Vậy với các doanh nghiệp sản xuất khóa chất thì có tiêu chuẩn thiết kế kho chứa hóa chất để lưu trữ thế nào? Sau đây hãy cùng Vinatech Group tìm hiểu nhé!
Kho chứa hòa chất là gì?
Kho chứa hóa chất là nơi lưu trữ các loại hóa chất được các doanh nghiệp sử dụng ở trong quá trình kinh doanh sản xuất.
Như chúng ta đã biết, các hóa chất có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng hoặc khí hoặc Plasma và có thể có các tính chất hóa học và vật lý đặc biệt. Bởi mỗi loại hóa chất có tính chất và tác dụng khác nhau, từ độc tố, ăn mòn, dễ cháy đến việc thúc đẩy các phản ứng hóa học.
Chính vì vậy khi làm việc với hóa chất đòi hỏi sự hiểu biết về tính chất của chúng, cần đảm bảo an toàn và quản lý rủi ro xảy ra. Và thường đòi hỏi tuân theo các quy định và tiêu chuẩn an toàn để đảm bảo an toàn cho con người và không gây hại môi trường.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất phải đảm bảo rằng kho chứa của họ tuân theo các tiêu chuẩn và yêu cầu an toàn. Dù là xây dựng kho lưu trữ riêng biệt hoặc thuê kho, việc bảo vệ tài sản và tính mạng của con người là hết sức quan trọng. Hơn nữa, việc duy trì và kiểm tra định kỳ chất lượng của kho lưu trữ cũng là điều bắt buộc.
Hóa chất nguy hiểm là gì?
Căn cứ theo Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT về An toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm quy định như sau:
Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của GHS: dễ nổ; ôxy hóa mạnh; ăn mòn mạnh; dễ chảy; độc cấp tính, độc mãn tính; gây kích ứng với con người; gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; gây biến đổi gen; độc đối với sinh sản; tích luỹ sinh học; ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; độc hại đến môi trường.”
Tiêu chuẩn thiết kế kho chứa hóa chất theo quy định
Để các doanh nghiệp có thể hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến hóa chất, chính phủ đã ban hành Nghị định 113/2017/NĐ-CP đặt ra yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa hóa chất.
Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức và cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ Việt Nam.
Chi tiết các tiêu chuẩn thiết kế kho chứa hóa chất mà doanh nghiệp nên biết như sau:
Yêu cầu về nhà xưởng, kho chứa hóa chất
Nhà xưởng sản xuất, kho chứa hóa chất nguy hiểm, khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo phải thực hiện theo quy định tại QCVN 06: 2020/BXD; TCVN 4604: 2012 và các quy định pháp luật có liên quan, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất.
Điều này đòi hỏi rằng khi xây dựng và quản lý kho chứa hóa chất, cần phải tuân theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan chức năng quốc gia quy định. Các tiêu chuẩn này đặt ra các quy tắc và yêu cầu cụ thể về cách lưu trữ, xử lý, và quản lý hóa chất để đảm bảo an toàn như:
- Nhà kho cần được thiết kế tùy thuộc vào loại hóa chất cần được bảo quản, phân loại theo nguy cơ nổ, cháy nổ và cháy được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995
- Không đặt nhà xưởng, kho chứa hóa chất sát khu dân cư.
- Đảm bảo thoát nước, xử lý ô nhiễm không gây hại môi trường
- Vị trí xây dựng kho chứa hóa chất phải đảm bảo khoảng cách cho xe vận chuyển và xe chữa cháy ra vào dễ dàng
- …
Bên cạnh đó, đối với việc sắp xếp hóa chất trên các kệ kho hàng, giá đỡ, tủ,… chứa hóa chất phải đảm bảo an toàn tải trọng thiết kế và tải trọng cho phép của sàn.
- Đối với hàng đóng bao phải xếp trên bục hoặc trên giá đỡ, cách tường ít nhất 0.5 m, hóa chất có khả năng phản ứng với nước phải xếp trên bục cao tối thiểu 0,12 m;
- Các thiết bị chứa hóa chất không được xếp sát tràn kho và không được xếp quá độ cao 2 mét nếu không có kệ chứa.
- Xếp chồng các phương tiện chứa hóa chất phải đảm bảo khả năng chịu tải cho phép của pallet
- Không xếp nhiều hơn ba tầng đối với phương tiện chứa dung tích dưới 1.000l. Không xếp nhiều hơn hai tầng đối với phương tiện chứa dung tích trên 1.000l.
- Lối đi chính trong kho cần rộng tối thiểu 1.5 mét để đảm bảo việc di chuyển và sơ tán an toàn.
Lối thoát hiểm
Đường, lối thoát nạn của nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải được thiết kế, xây dựng theo quy định tại QCVN 06: 2020/BXD và các quy định hiện hành.
Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
- Các lối đi của các nhà kho thường là tối thiểu 1,5m.
- Cửa bên trong nên dùng các loại có lò xo hoặc tự động để giúp việc đóng mở dễ dàng hơn.
Hệ thống thông gió
Hệ thống thông gió của nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm phải được lắp đặt để đảm bảo giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc quy định tại QCVN 26 : 2016/BYT.
Môi trường sản xuất hóa chất có thể có nhiều khí độc hoặc là các chất gây cháy, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì vậy cần phải doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống thông gió đảm bảo lọc sạch không khí, cân bằng sự chênh lệch không khí trong phòng.
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng sản xuất, kho chứa hóa chất nguy hiểm phải đảm bảo mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc theo quy định tại QCVN 22: 2016/BYT.
Hệ thống chiếu sáng đảm bảo đủ độ sáng cho việc kinh doanh sản xuất trong kho chứa hóa chất. Thiết bị điện trong nhà xưởng, kho chứa có hóa chất dễ cháy, nổ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ.
Sàn nhà xưởng
Sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước tốt.
Bảng nội quy về an toàn hóa chất
Nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.
Kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy.
Các biển báo thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất phải có các thông tin:
- Mã nhận dạng hóa chất
- Hình đồ cảnh báo
- Từ cảnh báo nguy cơ.
Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì hình đồ cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó. Tại khu vực sản xuất có hóa chất nguy hiểm phải có bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình thao tác an toàn ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
Hệ thống thu lôi chống sét, phòng chống cháy nổ
Kho chứa hóa chất rất dễ xảy ra cháy nổ, việc trang bị hệ thống này giúp bảo vệ kho chứa khỏi sét đánh và hoặc nhà kho phải nằm trong khu vực được chống sét an toàn. Có lắp đặt hệ thống dập tắt cháy và các biện pháp phòng, chống cháy nổ để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra hệ thống cần được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.
Tiêu chuẩn về bồn chứa hóa chất
Đối với bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy nổ, chống sét.
Kiểm tra định kỳ
Nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm phải được kiểm tra định kỳ hàng năm về an toàn và biện pháp đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão. Biên bản kiểm tra phải được lưu giữ đến kỳ kiểm tra tiếp theo.
Thiết bị rửa, tắm khẩn cấp
Nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm phải lắp đặt thiết bị rửa mắt khẩn cấp và tắm khẩn cấp đảm bảo khoảng cách từ khu vực có thao tác tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm đến thiết bị rửa mắt, tắm khẩn cấp trong phạm vi bán kính 10 m, nhưng không gần hơn 2 m.
Khu vực phân loại
Kho chứa hóa chất nguy hiểm phải được bố trí, phân chia khu vực sắp xếp theo tính chất của từng loại, nhóm hóa chất.
Phân khu theo khoảng cách an toàn
Các hóa chất có đặc tính không tương thích phải được bảo quản bằng cách phân lập khu vực theo khoảng cách an toàn hoặc cách ly trong các khu vực riêng biệt bằng tường chắn để đảm bảo không tiếp xúc với nhau kể cả khi xảy ra sự cố. Các hóa chất có đặc tính không tương thích được quy định chi tiết tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.
Đảm bảo an toàn lao động
Khi xếp hóa chất trong kho phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người lao động và hàng hóa như sau:
- Đối với hàng đóng bao phải xếp trên bục hoặc trên giá đỡ, cách tường ít nhất 0.5 m, hóa chất có khả năng phản ứng với nước phải xếp trên bục cao tối thiểu 0,12 m;
- Các thiết bị chứa hóa chất không được xếp sát tràn kho và không cao quá 2 m nếu không có kệ chứa;
- Lối đi chính trong kho rộng tối thiểu 1,5 m:
- Lập kế hoạch kiểm tra giám sát các điểm nguy cơ xảy ra sự cố tại nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm.
Có hệ thống kệ kho hàng an toàn
Sắp xếp hóa chất trên các kệ, giá đỡ, tủ,… chứa hóa chất phải đảm bảo an toàn tải trọng thiết kế và tải trọng cho phép của sàn.
Đáp ứng khả năng chịu tải
Xếp chồng các phương tiện chứa hóa chất phải đảm bảo khả năng chịu tải cho phép của pallet Không xếp nhiều hơn ba (03) tầng đối với phương tiện chứa dung tích dưới 1.000 I. Không xếp nhiều hơn hai (02) tầng đối với phương tiện chứa dung tích trên 1.000l.
Kho hóa chất lỏng phải có hệ thống rãnh thu gom
Nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm dạng lỏng phải có hệ thống bờ, rãnh thu gom để đảm bảo; hóa chất không thoát ra môi trường; hóa chất không tiếp xúc với các loại hóa chất có khả năng phản ứng trong trường hợp xảy ra sự cố tràn đổ, rò rỉ hóa chất nguy hiểm khác.
Yêu cầu có khu vực chứa hóa chất đã qua sử dụng
Khu vực lưu chứa hóa chất tràn đổ, hóa chất thải bỏ, bao bì, thiết bị chứa đã qua sử dụng, các hóa chất hết hạn sử dụng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải nguy hại.”
Quy định cần tuân thủ trong kho chứa hóa chất
Bên cạnh việc tuân thủ những tiêu chuẩn trong việc thiết kế kho chứa hóa chất, thì việc vận hành thực tế trong kho cũng cần đảm bảo tuân thủ các quy định được đề ra để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản như:
Quản lý hóa chất:
- Cần xác định và ghi chép đầy đủ thông tin về các loại hóa chất lưu trữ trong kho, bao gồm loại, số lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, và các thông tin liên quan.
- Đối với từng loại hóa chất cần phải được đánh dấu, ký hiệu rõ ràng và lưu trữ hóa chất đúng cách.
- Không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào hóa chất bởi các tia cực tím sẽ làm hỏng hóa chất bên trong.
- Điều kiện nhiệt độ phòng chứa hóa chất không được quá nóng hay quá lạnh, vì các hóa chất nông nghiệp có thể bị phân hủy hoặc hỏng thùng chứa hóa chất.
- Tránh nguồn nước, nơi chứa nước sinh hoạt hay trồng trọt sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
An toàn lao động:
- Đảm bảo rằng tất cả nhân viên và người tham gia vào vận hành kho đều được đào tạo về an toàn lao động và biện pháp phòng cháy, nổ.
- Khi làm việc và tiếp xúc các hóa chất trong kho cần phải mang những thiết bị an toàn và đồ bảo hộ như kính mắt, mũ, mặt nạ, quần áo dài tay, găng tay,..
- Không ngửi hoặc nếm hóa chất. Nên giữ lọ đựng hóa chất ở cách xa mặt để tránh việc hít phải hơi hóa chất.
- Luôn rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với hóa chất, ngay cả khi bạn đang đeo găng tay. Rửa tay đúng cách giúp loại bỏ các tác nhân độc hại và ngăn ngừa sự lan truyền của hóa chất lên da hoặc bề mặt khác.
Đào tạo và thực hiện kế hoạch sơ tán khẩn cấp:
- Cần có kế hoạch sơ tán trong trường hợp khẩn cấp và tất cả nhân viên cần được đào tạo về cách thực hiện kế hoạch này.
- Đào tạo nên bao gồm cách nhận biết tình huống khẩn cấp, cách sử dụng các lối thoát hiểm, cách sử dụng thiết bị sơ tán, và các quy tắc an toàn cần thiết.
Phòng ngừa sự cố kho hoá chất tại kho
Trong quá khứ, chúng ta từng chứng kiến nhiều sự cố hoá chất nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Điều này không chỉ gây ra những tác động lớn đến sức khỏe con người và môi trường mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của khu vực. Khi sự cố hoá chất xảy ra, phải mất rất nhiều thời gian và chi phí thì mới có thể khắc phục hết những hậu quả mà sự cố đã gây ra. Những sự cố này là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của công tác phòng ngừa và quản lý an toàn trong ngành công nghiệp hóa chất.
Vì vậy, ngoài việc tuân thủ các quy định về kho chứa, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó khẩn cấp trong trường hợp xảy ra sự cố hoá chất. Điều này bao gồm việc kiểm tra định kỳ, xác định các điểm yếu tiềm ẩn và đảm bảo sẵn sàng cho các biện pháp khắc phục.
Hiện nay, các doanh nghiệp ưu tiên việc thuê kho hoá chất để tôi ưu chi phí cũng như kiểm soát và quản lý tốt các vấn đề về an toàn hoá chất. Đây là một giải pháp hữu hiệu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có nhu cầu lưu trữ hoá chất nhưng số lượng hàng hóa ít hoặc không ổn định giữa các thời vụ.
Vì vậy, các doanh nghiệp có thể cân nhắc thuê kho hoá chất nếu chưa đủ nguồn lực để đảm bảo các điều kiện về kho bãi mà nhà nước quy định. Nếu doanh nghiệp đã sở hữu kho hoá chất, cần lưu ý đến việc tuân thủ quy định và xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó khẩn cấp, đồng thời cần thường xuyên kiểm tra định kỳ để giảm thiểu các sự cố xảy ra.
Có nên tự thiết kế kho chứa hóa chất
Để trả lời việc có nên thiết kế kho chứa hóa chất riêng cho doanh nghiệp không thì cùng chúng tôi sánh giữa việc thuê và tự sở hữu kho hóa chất
Hình thức | Ưu điểm | Hạn chế |
Thuê kho chứa hóa chất | Chi phí đầu tư ban đầu khá thấp. Bạn không cần bỏ ra một số tiền quá lớn để mua đất, xây dựng, thuê đội ngũ nhân công để vận hành và duy trì kho. Chỉ cần trả tiền thuê hàng tháng, bạn hoàn toàn không phải lo lắng về các chi phí vận hành và phát sinh khác như sửa chữa, kiểm tra định kỳ, các loại giấy tờ liên quan… | Chi phí thuê kho hóa chất cao hơn so với việc tự sở hữu. Việc thuê kho hoá chất sẽ khiến doanh nghiệp mất một khoản chi phí hàng tháng. Nếu bạn cần lưu trữ lâu dài, tổng chi phí thuê kho có thể vượt qua giá trị của việc sở hữu một kho riêng. |
Không phải chịu trách nhiệm quản lý và vận hành kho hóa chất. Điều này giúp bạn tiết kiếm được nhiều thời gian và chi phí vì không cần quản lý, sắp xếp, xuất nhập hàng hóa. Thay vào đó, bạn có thể dành nhiều nguồn lực hơn để tập trung mở rộng kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. | Khi bạn thuê kho, bạn sẽ không thể kiểm soát về vấn đề an toàn hoá chất hoặc an ninh của kho. Điều này có thể gây ra một số lo ngại về việc bảo quản chất lượng của hoá chất, đặc biệt là khi không tìm được đơn vị cho thuê kho uy tín. | |
Có thể thay đổi và điều chỉnh kích thước kho theo nhu cầu sản xuất. Việc thuê kho hoá chất sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt thay đổi hình thức và không gian lưu trữ tối ưu của kho sao cho phù hợp với từng mặt hàng, từng thời điểm lưu hàng và quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Tránh việc lãng phí hoặc thiếu hụt không gian lưu trữ trong tương lai. | ||
Tự sở hữu kho hóa chất | Độc lập về việc quản lý và lưu trữ hoá chất, không phải phụ thuộc vào bên cho thuê. Điều này giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn về vấn đề về kiểm soát chất lượng và an toàn hoá chất trong kho, đồng thời có thể thoải mái điều chỉnh môi trường lưu trữ sao cho phù hợp với mong muốn và nhu cầu của bạn. | Chi phí đầu tư mà doanh nghiệp bỏ ra ban đầu để xây dựng kho hoá chất khá lớn. Nếu không phải là một doanh nghiệp có dòng vốn mạnh thì việc xây dựng kho hoá chất sẽ gặp rất nhiều khó khăn. |
Tiết kiệm chi phí trong dài hạn. Xét về lâu dài, việc tự sở hữu kho hoá chất sẽ giúp doanh nghiệp bớt đi một khoản chi phí biến đổi hàng tháng. Việc sở hữu kho chứa hoá chất có thể được coi là một đầu tư dài hạn, giúp bạn giảm thiểu các rủi ro phát sinh từ việc thuê kho và kiểm soát tốt chi phí. | Hoá chất là một ngành có tính chất nguy hiểm nên để vận hành và quản lý một kho hoá chất, cần yêu cầu kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt để tuân thủ đúng các quy định của nhà nhà nước và đảm bảo an toàn cho người lao động và doanh nghiệp nói chung. Nếu không nắm rõ và tuân thủ các quy định an toàn, bảo vệ môi trường và pháp lý liên quan đến lưu trữ hoá chất thì có thể gây ra các hậu quả pháp lý và tài chính nghiêm trọng, đồng thời là những nguy cơ tiềm ẩn về sự cố gây thiệt hại về tài sản và con người. |
Thiết kế kho chứa hóa chất cùng Vinatech Group
Các mô hình kho hàng chứa hóa chất cần phải tuân thủ các quy định hiện hành, khi xây dựng kho chứa hóa chất cũng cần trang bị các loại kệ chứa hàng chuyên dụng, được thiết kế phù hợp với môi trường hóa chất.
Và với hơn 14 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và thi công kệ kho hàng. Chúng tôi đã triển khai lắp đặt cho hàng nghìn doanh nghiệp với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Cùng với đó Vinatech Group đã thực hiện nhiều dự án lắp đặt xây dựng kho chứa hóa chất cho nhiều đối tác khách hàng.
Nếu quý khách có nhu cầu thiết kế kho hàng chứa hóa chất và tìm đơn vị sản xuất thi công lắp đặt, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Trên đây là thông tin về tiêu chuẩn thiết kế kho chứa hóa chất mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên của Vinatech Group thì sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất xây dựng và vận hành an toàn, đúng luật, bảo vệ tài sản và an toàn lao động.
Bên cạnh đó cũng giúp bạn đọc làm việc trong môi trường hóa chất hiểu rõ các quy định an toàn và đảm bảo rằng hóa chất được sử dụng và quản lý một cách an toàn và bảo vệ môi trường.
Vinatech là đơn vị sản xuất giá kệ kho hàng, kệ siêu thị lớn nhất Việt Nam hiện nay, với rất nhiều mẫu sản phẩm giá kệ chất lượng hàng đầu.