CFS là gì? Vai trò kho CFS và phí CFS trong XNK hàng hóa 2024

Kho CFS là gì? Các hoạt động trong kho CFS và quy trình nhập xuất của kho CFS như thế nào? Kho CFS được thành lập do tổng cục hải quan cấp phép. Kho CFS thường thấy tại các bến cảng, bến tàu biển, nhà ga gần các đầu mối giao thông đường sắt chính. CFS là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hàng hóa, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhập khẩu

Vậy để hiểu rõ hơn về quy trình hoạt động của kho CFS thì hãy cùng Vinatech Group tìm hiểu các thông tin cơ bản quan bài viết dưới đây.

Kho CFS là gì
Kho CFS

Kho CFS là gì?

CFS trong tiếng Anh được viết tắt của từ Container Freight Station. Tại Việt Nam, CFS được hiểu là điểm gom hàng lẻ. Vậy kho CFS là một hệ thống kho, bãi được sử dụng để thu gom (tập kết), chia tách hàng lẻ, hay còn gọi là hàng LCL (Less than container load).

Tại các kho này sẽ có bộ phận công vụ hỗ trợ tập kết hàng và bảo quản, đồng thời sẽ thu phí vận hành gọi là phí CFS.

Kho CFS nằm trong địa phận của cảng và thuộc quản lý của cơ quan hải quan. Mọi thủ tục khai báo được thực hành và hoàn thành trước khi hàng được chuyển lên container.

>>Tham khảo: Các mẫu kệ kho hàng giá tốt cho kho CFS

Ưu điểm khi gửi hàng tại kho CFS

Nếu bạn là chủ hàng có nhiều hàng lẻ cùng bán cho nhiều khách hàng khách nhau tại 1 nước nhập khẩu thì đóng hàng tại kho CFS là lựa chọn tốt nhất giúp tiết kiệm chi phí vì vừa đóng và làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại kho luôn.

Công việc trong kho CFS sẽ giúp chia tách hoặc thu gom hàng của nhiều chủ hàng trong cùng một container giúp tiết kiệm chi phí và vận chuyển hàng được hiệu quả hơn.

Nhiệm vụ chính trong CFS, bao gồm:

  • Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa chờ xuất khẩu.
  • Nhận hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các địa điểm thu gom hàng lẻ trong cảng để chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
CFS là gì
Kho chứa hàng hóa đa chủng loại

Kho CFS chứa hàng hóa gì?

Tương tự như kho ngoại quan, hàng hóa lưu trữ trong kho CFS sẽ đa dạng chủng loại (trừ các loại hàng hóa như: hàng nhái, hàng giả, hàng cấm, hàng có tính chất nguy hại,…).

Theo Khoản 3 Điều 61 Luật Hải quan 2014 quy định những mặt hàng lưu trữ trong kho CFS thường là các trường hợp sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu chưa được làm thủ tục hải quan.
  • Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan (hoặc đã đăng ký xong tờ khai hải quan) được đưa vào kho CFS để tiến hành kiểm tra thực tế.

CFS rất quan trọng trong việc tích các hàng lẻ đến khi xuất khẩu đi.

Do là hàng lẻ, mỗi chủ hàng có 1 lượng hàng nhỏ, không đủ để đóng vào 1 container đầy nên hàng phải đưa vào CFS để khai thác hàng và đóng các mặt hàng khác nhau của các chủ hành khác nhau vào container.

Công việc trong kho CFS sẽ giúp chia tách hoặc gom hàng của nhiều chủ hàng trong một container. Vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và là biện pháp để vận chuyển hàng được hiệu quả hơn.

Kho CFS là gì

Thời hạn chứa hàng trong kho CFS bao lâu?

Theo quy định, thời hạn tối đa để lưu trữ và xử lý hàng hóa trong kho hàng CFS là 90 ngày (tính từ lúc đưa hàng hóa nhập vào trong kho).

Trong trường hợp muốn gia hạn thì cần phải có lý do chính đáng và được chấp nhận từ chi Cục trưởng, chi Cục Hải  Quan đang quản lý kho CFS. Thời gian gia hạn 1 lần và không quá 90 ngày.

>>> Xem thêm: Cách quản lý kho cực hiệu quả dành cho người mới 

Các hoạt động trong kho CFS

CFS là một phần thiết yếu của xuất nhập khẩu và chúng không thể tách rời nhau trong quá trình hoạt động. Dưới đây là tóm tắt các hoạt động chính trong kho CFS:

  • Đóng gói, sắp xếp lại hàng hóa và chờ xuất khẩu.
  • Nhận hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các điểm gom hàng lẻ trong cảng để phân chia và tiến hành đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
  • Hỗ trợ chủ hàng, bên vận tải chia tách lô hàng nhập khẩu và chờ làm thủ tục hải quan hoặc đóng chung container xuất hàng sang các nước khác.
  • Thay đổi quyền sở hữu hàng hóa trong thời gian lưu trữ.
CFS là gì
Hoạt động trong kho CFS

>>> Xem ngay: Giải pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả an toàn

Quy trình nhập xuất của kho CFS như thế nào?

Dưới đây là quy trình nhập, xuất của kho CFS. Dù là xuất hàng hay nhập hàng đều phải thực hiện đầy đủ các thủ tục, quy trình theo quy định của bên hải quan.

CFS trong hàng hóa nhập khẩu:

  • Bước 1: Hàng hóa được nhập tại cảng Việt Nam và được Hải quan thực hiện kiểm tra hàng rồi xác nhận, sau đó cho hàng chờ tại ga.
  • Bước 2: Để hàng hóa được đưa vào kho CFS thì đại lý/hãng tàu phải thực hiện nộp bảng kê khai nhập khẩu theo quy định tại cảng.
  • Bước 3: CFS sau đó sẽ tháo dỡ hàng hóa ra khỏi container.
  • Bước 4: Chủ hàng nhập khẩu phải nộp cho Hải quan một bản hóa đơn nhập cảnh. Sau đó, hàng hóa được đánh giá và nộp thuế đầy đủ.
  • Bước 5: Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, bộ phận phát lệnh xuất bến sẽ được đưa ra và hàng hóa được xuất kho CFS bằng giấy thông hành.

CFS trong hàng hóa xuất khẩu:

  • Bước 1: Nhà xuất khẩu xếp hàng hóa lên xe tải và giao hàng tại CFS thông qua hóa đơn vận chuyển đã được ký xác nhận.
  • Bước 2: Hàng hóa sau khi được đóng gói, đóng thùng sẽ được chuyển đi.
  • Bước 3: Hàng hóa được kiểm tra một lần nữa trước khi chuyển lên container.
  • Bước 4: Sau khi hoàn thành các bước trên, bên Hải quan sẽ niêm phong container và đưa ra khỏi CFS về cảng.
  • Bước 5: Khi hàng về cảng, sẽ được đưa ra ngoài thông quan các hãng tàu. Hãng tàu được quyết định do bên gia công đơn thành thực hiện.

Có thể thấy vai trò của kho CFS là cực kỳ quan trọng trong quá trình xuất nhập hàng hóa. Ngoài chức năng chính là thu gom hàng hóa lẻ, chúng còn giúp các chủ hàng hóa tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro hỏng hóc hàng hóa.

Kho CFS là gì
Kho CFS cho xuất khẩu

Phí CFS là gì?

Phí CFS là loại phí được thu khi hàng ở trong kho để chờ xếp lên container hoặc tháo dỡ từ container xuống. Chi phí này sẽ được bộ phận công vụ hỗ trợ tập kết hàng, bảo quản tại kho CFS yêu cầu doanh nghiệp chi trả.

Cụ thể, sau khi kho CFS thực hiện các nghiệp vụ như nâng hoặc hạ hàng hóa, vận tài và di chuyển hàng hóa bằng xe nâng ra cảng. Tiếp đó là đóng hàng vào container từ từ hàng hoá của nhiều chủ hàng khác nhau. Để thực hiện được nghiệp vụ này, các doanh nghiệp cần chi loại chi phí mà cảng yêu cầu. Và chi phí này được chọi là chi phí CFS.

Phí CFS là chi phí được hải quan tại cảng thu cho các hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa từ cảng và kho CFS. Hàng hoá này bao gồm hàng lẻ, hàng nhập khẩu chưa được làm thủ tục và hàng xuất nhưng cần phải kiểm tra.

Quy trình thu phí sẽ diễn ra như sau:

  • Nhân viên tại cảng sẽ thu phí CFS sẽ thu trực tiếp từ forwarder.
  • Các forwarder sẽ chịu trách nhiệm thu lại từ chủ hàng đã gửi hàng đi được xuất – nhập khẩu theo đúng loại chi phí CFS được quy định. Điều này sẽ phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá. Lưu ý nên tránh sử dụng những forwarder có mức thu cao để đảm bảo chi phí cho lô hàng không vượt quá quy định.

Kho CFS do cảng quản lý nên người thu phí ban đầu sẽ là cảng. Cảng sẽ tiến hành thu và đóng ghép hàng LCL. Phí CFS được thu trực tiếp ở xuất và đầu nhập khẩu.

Mức phí CFS có thể dao động từ 15 – 18 USD, nhưng trên thực tế thì mức phí có thể cao hoặc thấp theo từng đơn vị vận chuyển hoặc tùy từng thời điểm

Kho CFS là gì

Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS là gì?

CFS (Certificate Of Free Sale – giấy chứng nhận lưu hành tự do) là loại giấy được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu CFS được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu. Sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước không nhất thiết phải được bán thực tế tại nước sản xuất mà chỉ cần được phép bán, lưu hành tại thị trường này là có thể được cấp CFS.

CFS thường do các cơ quan quản lý nhà nước là các Bộ quản lý chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cấp. CFS có thể được gọi bằng một số tên khác như CPP, FSC hoặc một số loại tên gọi khác.

Thủ tục xin cấp giấy lưu hành tự do CFS

Trình tự các bước khi xin cấp giấy lưu hành tự do CFS bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân

Hồ sơ thương nhân bao gồm:

  • Đăng ký mẫu chữ ý của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của thương nhân (theo mẫu quy định);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);
  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);
  • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (theo mẫu quy định);

Bước 2: Làm hồ sơ đề nghị cấp CFS

Hồ sơ đề nghị cấp CFS bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp CFS (theo mẫu quy định) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
  • Bản sao chứng thực của bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa, tài liệu đi kèm,…);
  • Các giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp CFS;

Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp CFS

Thẩm quyền quản lý CFS sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu và cấp CFS sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu: Bộ Y Tế; Bộ Công Thương; Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời hạn sử dụng tối đa của giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS là 2 năm kể từ ngày được cấp.

Kho CFS là gì

Sự khác biệt giữa CY và CFS

Khái niệm của CY và CFS như sau:

  • Container Yard – CY: CY là bãi container, thường nằm ở cảng. Các container sẽ được giữ tại đó trước khi xếp lên tàu hoặc sau khi dỡ container xuống tàu.
  • Container Freight Station – CFS: là trạm tập kết hàng hóa từ chủ hàng để đóng vào container. Hoặc phân phối hàng hóa từ container cho người nhận hàng, thường được đặt bên ngoài cảng. CFS thường được sử dụng với hàng hóa LCL (Less Than Container Load).

Như vậy có thể thấy, CFS là địa điểm cố định chuyên đóng hàng hoặc dỡ hàng khỏi container, còn CY là bãi dành cho các container đã đóng hàng hoàn chỉnh. Bên cạnh đó còn có một số thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu:

  • CY/CFS: Đây là thuật ngữ để chỉ dịch vụ giao nhận container tại địa điểm của người gửi và người nhận.
  • CY/CY: chỉ là dịch vụ giao nhận nguyên container từ cảng người gửi đến cảng người nhận
  • CFS/CFS: hàng lẻ, người gửi hàng mang hàng đến bãi tập kết để đóng vào container, container được di chuyển đến bãi tập kết gần người nhận và dỡ hàng, người nhận phải đến bãi tập kết để nhận hàng
  • CY/CFS: nhận nguyên container từ cảng người gửi, đưa về trạm thu gom gần người nhận hàng và dỡ hàng, người nhận phải đến trạm thu gom để nhận hàng.
  • CFS/CY: người gửi hàng phải mang hàng đến bãi tập kết để đóng vào container, container sẽ được giao đến cảng của người nhận.

Tư vấn giải pháp sắp xếp, lưu trữ cho kho CFS

Cũng giống như bao kho hàng khác, kho CFS muốn hoạt động hiệu quả cần có sự hỗ trợ của các loại kệ chứa hàng. Giá kệ không chỉ giúp lưu trữ hàng hóa gọn gàng, khoa học mà còn đảm bảo an toàn cho cả hàng hóa lẫn nhân viên nhà kho.

Vinatech Group với 12 năm kinh nghiệm trong sản xuất, cung ứng, lắp đặt mang tới giải pháp sắp xếp, lưu trữ kho CFS hiệu quả, an toàn. Là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng trong nhiều năm qua, chúng tôi trực tiếp sản xuất, phân phối ra thị trường với đủ chủng loại, mẫu mã giá kệ khác nhau giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn.

Mỗi sản phẩm giá kệ Vinatech đều phải trải qua sự kiểm tra nghiêm ngặt của đội ngũ giám sát giỏi chuyên môn. Việc sử dụng công nghệ hiện đại và nguyên liệu chất lượng, giúp sản phẩm thêm bền chắc và tăng tuổi thọ.

Ngoài sản phẩm thiết kế tiêu chuẩn, nếu có nhu cầu đặt làm mẫu kệ theo kích thước, màu sắc mà mong muốn (phi tiêu chuẩn) bạn chỉ cần liên hệ với chúng tôi và đưa ra tiêu chí sản xuất, chúng tôi sẽ giao hàng trong thời gian sớm nhất.

>> Bạn đọc quan tâm: Các loại kho hàng, kho bãi trong logistics

Trên đây là những chia sẻ về kho CFS là gì, hi vọng sẽ là những thông tin hữu ích giúp khách hàng nắm những thông tin cơ bản, những ưu nhược điểm và khoản chi phí để lựa chọn loại giá kệ phù hợp cho kho CFS của mình.

Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Hotline: 086.758.9999 hoặc đến các văn phòng đại diện của Vinatech Group ở khắp các tỉnh thành để được tư vấn setup giá kệ kho miễn phí và nhận tư vấn lựa chọn loại kệ phù hợp với loại hàng, hoạt động trong kho với giá thành tối ưu nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ nhanh

Điện thoại

086.758.9999

Email

info@vinatechgroup.vn

Nhà máy Hệ thống đại lý