Trung tâm phân phối là gì? Vai trò của trung tâm phân phối trong Logistics thế nào? Trung tâm phân phối và kho hàng có giống nhau không? Nhiều người thường nhầm lẫn giữa kho hàng với trung tâm phân phối bởi chúng có nhiều yếu tố khá giống nhau. Tuy nhiên thực tế, chức năng cũng như quá trình hoạt động của hai hệ thống này có sự khác biệt không hề nhỏ.
Dưới đây hãy cùng Vinatech Group phân tích cụ thể về mô hình trung tâm phân phối để xem chúng khá gì kho hàng nhé!
Trung tâm phân phối là gì?
Trung tâm phân phối hay distribution center, là một dạng nâng cấp của kho hàng. Tuy nhiên ngoài chức năng lưu trữ hàng hóa trung tâm phân phối chú trọng vào dòng chảy của hàng hóa. Tại đây trang bị thêm các dịch vụ và cách tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo đơn hàng được hoàn thiện và tối ưu chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa tới tay khách hàng cuối cùng.
Trung tâm phân phối vẫn xây dựng và tổ chức để lưu trữ hàng hóa với hệ thống tường, sàn, mái, ô kệ, các lối đi,… như một kho hàng thực thụ. Tuy nhiên trung tâm phân phối chú trọng hơn về dòng chảy hàng hóa. Ở đó sẽ có thêm các dịch vụ và cách tổ chức đặc thù nhằm đảm bảo hoàn thiện đơn hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Sự khác nhau của trung tâm phân phối và kho hàng
Để phân biệt 2 mô hình này thì bạn có thể theo dõi các thông tin như sau:
Đặc điểm | Trung tâm phân phối | Kho hàng |
Tên gọi | Trung tâm phân phối – Distribution Center | Nhà kho – Warehouse |
Chức năng chính | Lưu trữ và phân phối hàng hóa đến tay người dùng. | Lưu trữ hàng hóa. Kho hàng cũng có phân phối hàng hóa nhưng tần suất không liên tục và chuyên dụng như trung tâm phân phối |
Tốc độ luân chuyển hàng hóa tồn kho | Cao, linh hoạt | Thấp – trung bình |
Các dịch vụ | Các Trung tâm phân phối mang đến các dịch vụ gia tăng đa dạng. Theo đó có đầy đủ các yếu tố để hoàn thành đơn hàng như: Dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, Cross docking, dán nhãn và đóng gói hàng nhỏ lẻ, xử lí đơn hàng, soạn hàng, giao nhận, thu tiền hộ, xử lý hàng trả về,… | Thông thường kho hàng sẽ có các dịch vụ cơ bản như bốc xếp, nâng hạ hàng hóa, đóng gói, soạn hàng (thường là kiện hàng lớn). Một số đơn vị sẽ có thêm dịch vụ vận chuyển giao hàng. |
Mục tiêu tập trung | Mục tiêu trọng tâm của trung tâm phân phối chính là mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Theo đó các dịch vụ phải đáp ứng kịp thời và hiệu quả, thỏa mãn các yêu cầu khách hàng đưa ra (nhận hàng an toàn, nhanh chóng, phục vụ tốt) | Kho hàng tập trung vào việc bảo quản hàng hóa sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Cách tổ chức sắp xếp kho hàng tối ưu nhằm tối ưu chi phí lưu trữ và thuận tiện cho việc xuất nhập hàng hóa. |
Sự ứng dụng công nghệ | Yêu cầu cao về tính công nghệ. Theo đó cần có khu vực riêng để xử lý đơn hàng, có các thiết bị máy móc hiện đại nhằm đảm bảo quá trình lưu thông hàng hóa được chính xác và kiểm soát chặt chẽ. Ví dụ như máy quét mã vạch, phần mềm quản lý kho chuyên dụng, … | Quản lý kho hàng bằng file excel thường thông dụng và tiết kiệm. Theo đó các thao tác, số liệu không quá phức tạp và rất thuận tiện. |
Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng | Trung tâm phân phối logistics được xem là cầu nối quan trọng giữa nhà cung cấp và khách hàng. Theo đó phải tìm cách tối ưu hóa chi phí lưu trữ cho nhà cung cấp (khách hàng của trung tâm phân phối) và tạo sự hài lòng đối với khách hàng cuối cùng (khách hàng của nhà cung cấp). | Kho hàng không quá chú trọng và vấn đề này. Họ tập trung vào nhiệm vụ bảo quản hàng và tối ưu chi phí lưu trữ nhiều hơn. |
Đặc điểm mô hình trung tâm phân phối
Phân tích đặc điểm của trung tâm phân phối thì ta có thể khái quát ưu và nhược điểm của mô hình này như sau:
Ưu điểm
Ưu điểm của trung tâm phân phối:
- Số lượng sản phẩm cung cấp lớn
- Không gian lớn đủ lưu trữ hàng tồn kho
- Bảo quản hàng hóa lâu dài với chi phí cạnh tranh
- Định vị nhiều khoảng không quảng cáo hơn gần với thị trường mục tiêu của mình
- Phù hợp với các sản phẩm yêu cầu không cần hoàn thiện chi tiết hay đóng gói riêng lẻ
Hạn chế
Nhược điểm của trung tâm phân phối:
- Thường gửi hàng với số lượng lớn nên đơn hàng ít sẽ không thường xuyên
- Hàng hóa giao trực tiếp bằng pallet do đó không đóng gói tại DC
- Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng kém hơn
Vai trò của trung tâm phân phối trong Logistics
Trong Logistics thì Distribution Center có vai trò như:
- Là nơi cất trữ bảo quản hàng tồn kho
- Dự trữ do sản xuất nhiều (tận dụng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, giảm thời gian chuẩn bị sản xuất và thay đổi công suất)
- Dự trữ để đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng
- Dự trữ để đáp ứng nhu cầu mùa vụ
- Dự trữ để đảm bảo mức dịch vụ khách hàng
- Dự trữ để giảm chi phí vận tải và chi phí xếp dỡ (hiệu quả kinh tế nhờ quy mô)
- Là nơi để gom và tách đơn hàng
- Đảm bảo mức dịch vụ khách hàng với chi phí logistics tối thiểu
Chức năng của trung tâm phân phối
Các chức năng chính của trung tâm phân phối có thể kể tới như:
Lưu kho bãi
Đây là một chức năng truyền thống. Tuy nhiên, các DC thường được thiết kế để tối thiểu hóa và thậm chí loại trừ dữ trữ lưu kho,thiết kế chú trọng tới hiệu quả lưu chuyển dòng hàng hóa hơn là lưu kho dự trữ
Xếp dỡ hàng
Thường được trang bị các thiết bị làm hàng hiện đại phục vụ cho hoạt động xếp dỡ hàng hóa, với mục tiêu cơ bản là:
- Tối ưu hóa năng lực chứa hàng của kho và bến bãi
- Tối thiểu hóa không gian dùng để chứa hàng
- Giảm số lần thao tác làm hàng
- Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và hiệu quả
- Tối thiểu hóa lao động thủ công
- Tăng hiệu quả dòng luân chuyển hàng hóa
- Giảm chi phí
Gom hàng
Các lô hàng nhỏ được gom thành các lô hàng lớn phục vụ cho việc vận chuyển nhằm hỗ trợ việc chọn lọ , sắp xếp hàng hóa
Việc gom hàng có ưu điểm là tiết kiệm chi phí vận tải
Chia nhỏ lô hàng
Là hoạt động chia nhỏ lô hàng lớn thành các lô hàng nhỏ hơn. Đây là dịch vụ hỗ trợ như lựa chọn và sắp xếp hàng hóa theo đơn hàng để giao
Hàng hóa được vận chuyển đến DC từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, sau đó được kết hợp lại để vận chuyển cho các khách hàng khác nhau. Phối hợp phân chia gắn liền với hoạt động phân loại, phân chia hay trộn lẫn
Trung tâm phân phối không chỉ đóng vai trò là điểm lưu kho hàng mà còn là điểm chuyển giao hàng
Cung cấp các dịch vụ giá trị logistics gia tăng
Hoạt động low-end VAL (Value Added Logistics): Thông thường tạo ra giá trị gia tăng không cao cho hàng hóa như: dán nhãn, đóng dấu xuất xứ hay khách hàng đặc biệt, thêm các tác phụ hay linh phụ kiện, sắp xếp hàng hóa hay chia nhỏ lô hàng…
- Hoạt động high-end VAL: Thông thường tạo ra giá trị gia tăng cao cho hàng hóa như: trôn hàng hạt hay pha loãng hàng, hun khử trùng, lắp ráp khâu cuối, hướng dẫn/ đào tạo, sửa chữa …
- Hoạt động hỗ trợ (back office): Bao gồm quản lí luồng luân chuyển hàng hóa và thông tin, bảo hiểm, thông quan … Các hoạt động này còn gọi là hoạt động giá trị gia tăng dịch vụ ( VAS – Value Added Services)
- Các dịch vụ giá trị gia tăng cho trang thiết bị (VAF): bao gồm các dịch vụ như duy tu bảo trì thiết bị, cho thuê thiết bị hay làm sạch thiết bị
Chuyển tải và giao hàng
Trung tâm phân phối cung cấp dịch vụ chuyển giao hàng từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác và giao hàng
Dịch vụ này mang lại hiệu quả cao cho nhà vận tải, nhà phân phối, nâng cao hiệu quả hoạt động lưu kho phân phối hàng tồn kho, hàng dự trữ với mức chi phí tối thiểu cho đến thời điểm mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng
Các trung tâm phân phối tại Việt Nam
Hiện nay, các trung tâm phân phối tại Việt Nam hầu hết được phát triển bới các doanh nghiệp logistics, các công ty lớn, các đơn vị thương mại điện tử, hệ thống siêu thị. Dưới đây là một số trung tâm phân phối Việt Nam được nhiều người biết đến: Gemadept Logistics, Vinalines Logistics, TBS Logistics, Transimex, Trung tâm phân phối gỗ tại Khu công nghiệp ICD Tân Cảng Long Bình Đồng Nai, …. Ngoài ra nhiều công ty lớn thuộc các lĩnh vực cụ thể cũng có các trung tâm phân phối như công ty dược, trung tâm phân phối sữa, thực phẩm chức năng, hàng xách tay, mỹ phẩm,…
Trung tâm phân phối được xem là một mắt xích khá quan trọng trong chuỗi logistics. Nhờ hệ thống này mà chuỗi cung ứng hàng hóa được hoàn thiện hơn, gia tăng nhiều giá trị, sản phẩm tới tay người dùng nhanh chóng, chính xác mà chi phí của nhà cung cấp bỏ ra cũng được tiết kiệm hơn.
Chính vì thế ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư và mở rộng kho hàng để trở thành một trung tâm phân phối thực thụ. Các kho hàng truyền thống trước đây được trang bị thêm nhiều trang thiết bị hiện đại, tập trung hơn về vấn đề hoàn thiện đơn hàng để chuyển dần trạng thái thành trung tâm phân phối. Nhằm đạt đến mục tiêu sau cùng: đẩy mạnh dòng chảy hàng hóa, tăng trạng thái hài lòng của khách hàng.
Vinatech Group – Đơn vị thiết kế kho hàng #1 tại Việt Nam
Vinatech Group là đơn vị thiết kế kho hàng #1 tại Việt Nam, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất, và lắp đặt hệ thống kệ kho hàng chất lượng cao.
- Chuyên môn cao: Đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu về quản lý không gian và tối ưu hóa quy trình lưu trữ.
- Sản phẩm chất lượng: Hệ thống kệ kho hàng được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
- Giải pháp toàn diện: Vinatech cung cấp dịch vụ từ tư vấn thiết kế, sản xuất, đến lắp đặt và bảo hành.
- Đa dạng ứng dụng: Giải pháp phù hợp với nhiều ngành nghề như logistics, bán lẻ, công nghiệp sản xuất, và thương mại điện tử.
- Độ tin cậy cao: Được hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn.
Vinatech Group không ngừng nghiên cứu và phát triển để mang đến những giải pháp lưu trữ tối ưu nhất, góp phần nâng cao hiệu suất và giảm chi phí vận hành cho khách hàng. Với các mô hình nhà kho thông minh sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lữu trữ và tiết kiệm chi phí quản lý hàng hóa.
Trên đây là thông tin về trung tâm phân phối là gì mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên của Vinatech Group thì bạn sẽ hiểu hơn về cấu trúc vận hành kho hàng trong Logistics.
Nếu quan tâm tới các thông tin khác về giải pháp lưu trữ kho thì theo dõi bài viết mới của chúng tôi nhé!
Vinatech là đơn vị sản xuất giá kệ kho hàng, kệ siêu thị lớn nhất Việt Nam hiện nay, với rất nhiều mẫu sản phẩm giá kệ chất lượng hàng đầu.