Lập kế hoạch mở cửa hàng quần áo là việc không dễ dàng với bất cứ ai, nhất là với những người lần đầu bắt tay vào làm. Công việc này đòi hỏi người chủ có sự hiểu biết thật kỹ các yếu tố như thị trường, đối thủ, khách hàng, tài chính, sản phẩm, nhu cầu, thị hiếu…. Vậy làm thế nào để xây dựng, quản lý cửa hàng thời trang hiệu quả? Dưới đây là những bước thực hiện và một số kinh nghiệm quý báu mà Vinatech tổng hợp dành cho bạn.
Xem thêm:
Có nên mở cửa hàng quần áo không?
Mở cửa hàng quần áo đang là xu hướng được nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Đây là nhóm ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay. Số giao dịch cao trong tất cả các tháng trong năm, khả năng xoay vòng vốn nhanh. Không sợ thua lỗ khi sản phẩm có thể quay vòng vào các năm sau.
Quần áo cũng là nhóm ngành được nhiều khách hàng ở mọi độ tuổi đầu tư tiêu dùng. Với sản phẩm vô cùng đa dạng, người đầu tư dễ dàng lựa chọn được nhóm sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
Mở shop quần áo
Mở cửa hàng quần áo cần bao nhiêu vốn?
Để mở cửa hàng quần áo bạn cần có số vốn tối thiểu từ 300 triệu. Tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, sản phẩm kinh doanh mà số vốn thực tế sẽ thay đổi.
Chi phí thuê mặt bằng
Để mở một cửa hàng quần áo bạn cần xác định hướng đi, đối tượng khách hàng mà mình hướng tới. Quy mô diện tích của cửa hàng cũng chịu sự ảnh hưởng từ sản phẩm kinh doanh. Nếu đối tượng khách hàng của bạn hướng tới là khu vực dân cư xung quanh thì chỉ cần diện tích trung bình tới nhỏ.
Tuy nhiên nếu bạn mở một cửa hàng mà đối tượng khách hàng là giới trẻ, dân công sở hay thương hiệu cao cấp thì bạn cần thuê mặt bằng ở vị trí trung tâm, rộng rãi để mang lại không gian mua sắm hiện đại đầy đủ chức năng.
Thông thường một mặt bằng tại thành phố, gần khu đông dân cư, mặt đường chính có diện tích từ 50m2 sẽ có giá từ 30- 50 triệu đồng/ tháng. Chi phí này còn phụ thuộc vào tuyến đường, số lượng mặt sàn, thành phố hay nông thôn.
>>> Xem thêm: Tư vấn mở cửa hàng sữa
Chi phí nhập hàng
Cũng giống với mặt bằng cửa hàng, chi phí nhập hàng cũng phụ thuộc rất lớn vào thương hiệu, độ tuổi khách hàng hướng tới. Vốn tối thiểu để nhập hàng ban đầu từ 200- 500 triệu.
Nguồn hàng nhập quần áo rất đa dạng, từ nguồn hàng trong nước đến quốc tế bạn có thể lựa chọn đơn vị cung cấp phù hợp với nhu cầu của mình.
Với nguồn hàng trong nước bạn có thể lựa chọn ở các chợ đầu mối có giá thành rẻ nếu mua với số lượng lớn hay khách sỉ ( chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân, Chợ Sơn Long và Phú Điền, chợ Tân Thanh, chợ Tân Bình, chợ An Đông, chợ Phạm Văn Hai…)
Với nguồn hàng nước ngoài bạn có thể tìm kiếm sản phẩm ở các khu chợ nổi tiếng như Chợ Pratunam; chợ Bobe; chợ Platinum mall; chợ Chatuchak ( Thái Lan); chợ Bạch Mã; chợ Chàm Sấy; chợ Sớm ( Trung Quốc); Khu chợ trời Olympic (Phnom Penh); chợ Tamau (ở Takeo); chợ Tà Mâu, Cây Tre (Campuchia).
Chi phí sửa sang cửa hàng
Đây cũng là chi phí mà chủ cửa hàng sẽ phải tốn tương đối nhiều vốn đầu tư, khoảng 20- 30 triệu. Các chi phí này bao gồm việc sơn tường, cửa kính, biển hiệu, móc treo, tranh ảnh, quầy thu ngân, gương, hệ thống đèn chiếu sáng…
Chi phí sửa cửa hàng thời trang khoảng từ 20-30 triệu đồng
Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn có thể lựa chọn thiết bị trưng bày phù hợp, trang trí cửa hàng phù hợp với phong cách quần áo. Nếu không đủ khả năng hay chưa có kinh nghiệm bạn có thể liên hệ các đơn vị thiết kế setup cửa hàng chuyên nghiệp.
Ngoài ra, còn rất nhiều các chi phí khác như thuê nhân viên, bảo vệ, phí đăng ký cửa hàng, phí quay vòng vốn…
>>> Đừng bỏ lỡ: Hướng dẫn mở cửa hàng điện nước hiệu quả
Các bước mở cửa hàng quần áo
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng, quy mô khách hàng
Bước 2: Tìm kiếm mặt bằng
Bước 3: Nhập hàng ban đầu
Bước 4: Trang trí lại cửa hàng, thiết kế không gian mua sắm
Bước 5: Thực hiện kế hoạch marketing
Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng quần áo thành công
Cập nhật xu hướng thời trang
Quần áo luôn thay đổi theo thời gian, xu hướng thời gian thay đổi vô cùng nhanh chóng, linh hoạt. Là một chủ cửa hàng quần áo bạn luôn phải có tâm thế cập nhật xu hướng thời gian mới, bắt trend kịp thời, khéo léo để kết hợp các sản phẩm thời trang của mình để thu hút khách hàng.
Xu hướng thời gian đến nhanh và đi cũng rất nhanh đòi hỏi chủ cửa hàng phải bắt kịp với thời điểm bắt đầu để luôn mang lại sự cần thiết cho khách hàng của mình.
Nhập hàng vào thời điểm thích hợp
Nếu bạn nhập hàng từ các thương hiệu thời trang ở nước ngoài thì cần lưu trữ nhập hàng vào thời điểm sale để có được giá thành cạnh tranh nhất. Một số ngày lễ có chương trình khuyến mại giảm giá sâu như Black Friday, Thanksgiving – lễ tạ ơn, Giáng sinh, Green Monday, lễ lao động, tết dương lịch, lễ tình nhân, Easter Day, ngày độc lập…
Sáng tạo cách thức marketing
Quần áo có rất nhiều phương án phối hợp khác nhau, để nhận dụng các sản phẩm bán chậm hay ế bạn có thể kết hợp nó với các phụ kiện, quần áo khác. Đây là phương án giúp đẩy hàng tồn, thúc đẩy doanh số ấn tượng.
Tận dụng phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội để mang lại nhiều tệp khách hàng cho cửa hàng. Thiết lập kế hoạch marketing dài hạn để mang lại lợi nhuận ổn định, duy trì lượng khách mới.
Trên đây là những chia sẻ của Vinatech Group khi mở cửa hàng quần áo. Hy vọng bài viết đã cung cấp được thông tin hữu ích tới bạn đọc, chúc bạn kinh doanh thành công!
Vinatech là đơn vị sản xuất giá kệ kho hàng, kệ siêu thị lớn nhất Việt Nam hiện nay, với rất nhiều mẫu sản phẩm giá kệ chất lượng hàng đầu.