Lợi nhuận là gì? Cách tính lợi nhuận trên giá vốn thế nào? Vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận khi kinh doanh đối với doanh nghiệp thế nào? Phương pháp để có thể gia tăng lợi nhuận ra sao?
Nếu bạn đang quan tâm những thông tin trên thì hãy cùng Vinatech Group tìm hiểu chi tiết để cố câu trả lời cho mình nhé!
Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất.
Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học.
Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.
Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo.
Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá.
Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất.
Cách tính lợi nhuận trên giá vốn
Lợi nhuận trên giá vốn hay ROE (return on equity) là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần. ROE được tính bằng cách lấy lãi ròng sau thuế chia cho tổng giá trị vốn chủ sở hữu dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo tài chính cuối kỳ này(6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm).
Cách tính lợi nhuận trên giá vốn theo công thức sau:
ROE = Lợi nhuận ròng sau thuế kỳ này/Tổng vốn chủ đầu kỳ x 100%
Ví dụ:
Doanh nghiệp A dựa vào bảng cân đối kế toán cuối kỳ này:
- Lợi nhuận ròng sau thuế kỳ này là: 10.000.000đ
- Tổng giá trị vốn chủ sở hữu đầu kỳ là: 100.000.000đ
- ROE = 10.000.000/100.000.000 = 0,1 hay 10%
Điều này có nghĩa từ 1 đồng vốn kinh doanh đầu kỳ thì doanh nghiệp đạt được 0,1 đồng lợi nhuận ròng cuối kỳ. Doanh nghiệp thường dùng chỉ số này để so sánh mức sinh lời từng quý của một doanh nghiệp hoặc của các doanh nghiệp khác nhau.
Các loại lợi nhuận phổ biến trong kinh doanh
Các loại lợi nhuận trong kinh doanh bao gồm:
- Lợi nhuận ròng (Net profit): Là khoản lợi nhuận còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi các chi phí phát sinh, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Lợi nhuận gộp (Gross Profit): Là khoản lợi nhuận thu về sau khi đã thực hiện trừ hết giá vốn gồm các chi phí liên quan đến sản xuất, mua bán và các khoản thuế phải nộp.
- Lợi tức (Earnings per share): Là khoản lời thu được từ đầu tư, cho vay hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng.
- Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (Earning before Interest and Taxes): Là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi tính lãi vay và thuế thu nhập.
- Lợi nhuận trên tài sản
- Lợi nhuận trên vốn
- Lợi nhuận trên doanh thu
Cách tính lợi nhuận trong kinh doanh
Để tính lợi nhuận cho doanh nghiệp, có thể sử dụng công thức tính lợi nhuận như sau:
Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp là lợi nhuận chưa trừ các khoản thuế, phí quản lý. Công thức tính lợi nhuận gộp đơn giản là:
Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – giá vốn bán hàng
Lợi nhuận ròng
Thông thường lợi nhuận ròng được tính với công thức là:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Trong đó:
- Tổng doanh thu là tổng số tiền thu về được trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổng chi phí là tổng số tiền mà doanh nghiệp đã phải chi ra cho sản phẩm hoặc dịch vụ với mục đích kinh doanh.
- Lợi nhuận ròng: Là lợi nhuận thu được sau khi trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý, thuế và các khoản chi phí khác.
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế là khoản doanh nghiệp thu được khi đóng thuế TNDN theo quy định pháp luật:
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Lương – Lãi từ các khoản nợ
Thông qua chỉ số lợi nhuận, doanh nghiệp có thể biết được đơn vị mình đang kinh doanh lỗ hay lãi, cụ thể:
- Nếu lợi nhuận <0: Doanh nghiệp đang kinh doanh lỗ, để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết cũng như đẩy mạnh gia tăng doanh số bán hàng.
- Nếu lợi nhuận = 0: Doanh nghiệp đang kinh doanh hòa vốn. Với tình hình này diễn ra nhất thời thì chưa gây tác động lớn nhưng nếu kéo dài thì các doanh nghiệp cần xem xét điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình.
- Nếu lợi nhuận >0: Doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi, cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh để gia tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ví dụ cách tính lợi nhuận
Công ty A có doanh thu hoạt động kinh doanh sản phẩm thời trang là 150 tỷ đồng, chi phí sản xuất kinh doanh là 60 tỷ đồng và chi phí lãi vay là 5 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của công ty A là 85 tỷ đồng. Thuế doanh nghiệp (20%) là 17 tỷ đồng.
Tính lợi nhuận của công ty A:
Lợi nhuận = 150 tỷ – (60 tỷ + 5 tỷ + 17 tỷ) = 68 tỷ đồng.
Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận
Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận bao gồm:
- Yếu tố chủ quan: bao gồm các yếu tố về năng lực quản lý, nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, giá thành.
- Yếu tố khách quan: bao gồm các yếu tố về đối thủ cạnh tranh, sự phát triển của khoa học & kỹ thuật, thị trường đầu vào và những chính sách Nhà nước đề ra.
Vai trò của lợi nhuận trong kinh doanh
Ý nghĩa và vai trò của lợi nhuận trong kinh doanh và với xã hội:
Đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó hiện như thế nào. Nếu doanh nghiệp không có lợi nhuận thì nguy cơ dẫn đến tình trạng phá sản là rất lớn.
Lợi nhuận cũng giúp đảm bảo các hoạt động tái sản xuất cho doanh nghiệp như mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trang thiết bị hiện đại hay đầu tư thêm các danh mục ngoài… Thông qua các khoản lợi nhuận thu về, doanh nghiệp cũng sẽ có những đánh giá về khả năng thanh toán nợ của đơn vị mình.
Ngoài ra, chỉ số lợi nhuận cũng giúp đảm bảo vị thế, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các khoản vay dễ dàng hơn.
Đối với người lao động
Đối với người lao động, lợi nhuận mang lại ý nghĩa đặc biệt như:
- Lợi nhuận cao giúp người lao động có cơ hội nhận được nguồn thu nhập cũng như chính sách đãi ngộ tốt hơn.
- Thúc đẩy tinh thần làm việc đạt hiệu quả cao.
Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt sẽ giúp người lao động có niềm tin hơn vào nơi mình đang làm việc để cống hiến và sáng tạo.
Đối với nền kinh tế
Khi doanh nghiệp có lợi nhuận tốt sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển, đồng thời nguồn thu từ thuế để tạo ngân sách Nhà nước cũng ổn định và vững chắc hơn.
Cách tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp
Để tối ưu và gia tăng lợi nhuận, doanh nghiệp có thể thực hiện một số cách sau:
- Tăng chất lượng sản phẩm: Nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp thêm các chính sách dịch vụ hậu mãi, chất lượng chăm sóc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng và góp phần cải thiện lợi nhuận.
- Phát triển các nguồn khách hàng tiềm năng: Nguồn khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng, từ đó lợi nhuận cũng sẽ được gia tăng. Để mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng hiệu quả, doanh nghiệp cần có các chiến lược về sản phẩm phù hợp và kết hợp các chương trình marketing, quảng cáo, tiếp thị để đẩy mạnh nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp mình.
- Điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận: Để tăng tỷ suất lợi nhuận, doanh nghiệp không áp dụng chiết khấu, sản phẩm của doanh nghiệp cần có thương hiệu riêng và đa dạng các kênh bán hàng như livestream, mua bán hàng hóa qua webstie hoặc các ứng dụng…
Trên đây là thông tin lợi nhuận là gì và cách tính lợi nhuận trên giá vốn chính xác mà Vinatech Group đã tổng hợp. Hy vọng qua thông tin trên bạn sẽ tự tính được chỉ số về tài chính này.
Vinatech là đơn vị sản xuất giá kệ kho hàng, kệ siêu thị lớn nhất Việt Nam hiện nay, với rất nhiều mẫu sản phẩm giá kệ chất lượng hàng đầu.