Bán tạp hóa nhỏ tại nhà thì nên bắt đầu từ đâu? Bạn đang muốn mở cửa hàng tạp hóa mà chưa biết thực hiện điều gì đầu tiên? Với vô vàn câu hỏi và không ít bỡ ngỡ, từ bước xây dựng đến điều hành.
Vậy hành trình bán tạp hoá đó có những khó khăn gì? Làm thế nào để bắt đầu với số vốn ít mà vẫn đạt được mức lợi nhuận 1-2 triệu đồng mỗi ngày?
Sau đây hãy cùng Vinatech Group khám phá những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tế trong bài viết dưới đây.
Bán tạp hóa nhỏ tại nhà có lời không?
Rupert Murdoch CEO của 21st Century Fox đã từng nói: “The world is changing very fast. Big will not beat small anymore. It will be the fast beating the slow”. Tạm dịch là: “Thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Lớn sẽ không còn đánh bại nhỏ mà nhanh sẽ đánh bại chậm”.
Vì thế, thay vì lo lắng mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ không thể mang lại cho bạn doanh thu nhiều như mở siêu thị hay cửa hàng lớn thì hãy bắt tay ngay vào việc lên ý tưởng, kế hoạch kinh doanh. Nắm bắt thời cơ chính là điều giúp bạn có được thành công từ mô hình kinh doanh này.
Nhiều người tin rằng có thể làm giàu từ cửa hàng tạp hóa với lãi suất từ bán hàng tạp hóa mỗi ngày có thể được 1-2 triệu đồng là bình thường. Đúng! Điều này không khó nhưng không phải ai cũng làm được, nhất là khi bạn không hề có một kế hoạch kinh doanh bài bản, chi tiết và dự trù cho nhiều phương án xảy ra.
Những người có thể đạt được lợi nhuận cao từ buôn bán các mặt hàng tạp hóa hiện nay đều là những người bỏ công sức, tiền của ra nghiên cứu rất kĩ thị trường, quá trình hoạt động và thị hiếu từ khách hàng.
Vậy lợi nhuận từ bán hàng tạp hóa có thể đến từ đâu?
Lợi nhuận trực tiếp từ bán sản phẩm hàng hóa
Đây chắc chắn sẽ là nguồn thu chính và lớn nhất của các chủ cửa hàng. Nếu bạn tìm được nguồn hàng chất lượng, giá tận gốc thì phần trăm chênh lệch hay lãi suất mà bạn được hưởng chắc chắn sẽ cao hơn. Mức lãi có thể dao động từ vài ngàn đến vài chục ngàn mỗi sản phẩm tùy loại.
Tuy nhiên, thị trường cạnh tranh với các mặt hàng tạp hóa hiện nay cũng rất khốc liệt. Nếu không tính toán cẩn thận, bạn rất có thể sẽ bị sự cạnh tranh về giá từ các cửa hàng khác khiến hiệu quả kinh doanh không đạt được như mong đợi. Thay vì chỉ chăm chăm đến lợi nhuận thì bạn cũng có thể giảm giá sản phẩm một chút nhưng bù vào đó lại có thể gia tăng số lượng bán ra và quan trọng nhất là giữ chân được lượng khách hàng thân thiết hằng ngày. Không phải lúc nào cũng chỉ nhìn thấy lợi nhuận trước mắt, ăn nhau chính là ở kế hoạch kinh doanh về lâu về dài.
Lợi nhuận trực tiếp đến từ bán sản phẩm
Những khoản lợi nhuận khác
Bán tạp hóa nhỏ tại nhà thì ngoài lãi suất trực tiếp từ sự chênh lệch giá mua vào bán ra sản phẩm thì bạn còn có thể thu được lợi nhuận từ một số nguồn khác như:
- Chiết khấu trên lợi nhuận bán sản phẩm từ nhà cung cấp. Thông thường, các nhà cung cấp sẽ phải trả cho bạn một khoản chiết khấu nhất định nếu như bạn đạt được số lượng bán ra sản phẩm.
- Tiền PR nhờ trưng bày sản phẩm cho nhãn hàng trên các quầy bán hàng tạp hóa. Nếu như các nhãn hàng muốn trưng bày sản phẩm của họ tại một vị trí đẹp trong cửa hàng của bạn.
- Những ưu đãi đến riêng từ nhà cung cấp. Sau thời gian hợp tác khi bạn trở thành khách hàng thân thiết của các nhà cung cấp thì ắt hẳn bạn sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt đến từ những nhà cung cấp này.
Từ những nguồn lợi nhuận trên đây dễ thấy bán tạp hóa có lời không là khá dễ sinh lời. Nhưng lời nhiều hay ít còn do cách quản lý, kinh doanh của từng người.
Lợi nhuận từ PR, trưng bày sản phẩm cho nhãn hàng ở vị trí đẹp
Nếu bạn muốn đi theo ý tưởng kinh doanh này, Vinatech với kinh nghiệm 10 năm chuyên tư vấn setup siêu thị, mở hàng tạp hóa có thể giúp bạn setup từ A – Z một cách nhanh chóng và dễ dàng. Liên hệ với chúng tôi theo hotline: 086.758.9999 để được tư vấn ngay.
Bán tạp hóa nhỏ tại nhà là cơ hội tiềm năng?
Tạp hóa đóng vai trò thiết yếu trong đời sống, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa tiện lợi cho người dân với ưu điểm ai cũng có thể làm, chi phí đầu tư không quá cao, lợi nhuận ổn định. Nhưng bên cạnh đó thì mô hình kinh doanh này cũng có sự cạnh tranh cao, đòi hỏi sự chăm chỉ và quản lý chặt chẽ, hiệu quả.
Theo báo cáo Tình hình kinh tế xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm 2021 do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Trong đó, ngành bán lẻ tăng cao (10,15%). Ở Việt Nam, tiệm tạp hóa là loại hình kinh doanh rất thông dụng, nhất là tại các khu đông dân cư sinh sống. Hiện tại, quy mô của “mắt xích” bán lẻ này đã lên tới hơn 1,4 triệu cửa hàng, tiệm tạp hóa trên cả nước.
Theo số liệu của Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỷ USD mỗi năm. Còn theo Kantar Worldpanel Việt Nam, các kênh bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa) vẫn đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân. Có đến 9/10 người được hỏi (92%) cho biết, họ thích mua nhu yếu phẩm tại cửa hàng tạp hóa hơn. Đó là do thói quen đã có từ lâu và vì cửa hàng tạp hóa có quy mô nhỏ, chi phí vận hành thấp nên giá hàng hóa rẻ.
Với những số liệu trên đây, có thể thấy mở tiệm tạp hóa tại nhà sẽ mang lại cho bạn tỷ lệ thành công khá cao cũng như mức lợi nhuận ổn định nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kế hoạch thật chi tiết và nỗ lực không ngừng.
Mở cửa hàng tạp hóa kinh doanh tại nhà liệu có còn tiềm năng?
Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?
Trước tiên, mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn có thể dự báo số vốn cần đầu tư rơi vào khoảng 400 triệu đồng phân bổ cho các hạng mục như vốn cho mặt bằng, vốn nhập hàng, vốn cho trang thiết bị, setup, tiền thuê nhân viên,…
* Lưu ý: Khoản chi phí này áp dụng cho một cửa hàng tạp hóa từ 50 – 60m2 và có thể thay đổi theo thời gian. Bạn đọc có thể dựa vào đó để nhẩm tính chi phí cho diện tích mặt bằng mình định mở hoặc liên hệ hotline: 086.758.9999 để được tư vấn chính xác nhất.
Dưới đây, Vinatech Group sẽ giúp bạn hoạch định chi phí, vốn cần đầu tư cho từng hạng mục khi bán tạp hóa nhỏ tại nhà như sau:
Chi phí thuê mặt bằng (Khoảng 10 triệu/tháng)
Mặt bằng kinh doanh quyết định một phần lớn vào thành công của kế hoạch kinh doanh. Nếu chưa có sẵn mặt bằng bạn cần bỏ chi phí hàng tháng để thuê. Tùy vào địa điểm cũng như khu vực mà bạn muốn kinh doanh, chi phí thuê cũng có sự khác nhau.
Trung bình giá của một địa điểm kinh doanh khoảng 10-15 triệu/tháng với diện tích khoảng 50m2. Những mặt bằng có địa thế càng đẹp, gần khu vực trung tâm thì giá thành sẽ cao hơn.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh tại nơi có đông người qua lại, nằm trên trục đường chính
Chi phí đầu tư cho nguồn hàng (Khoảng 300 triệu)
Hàng hóa là thứ không thể thiếu trong việc kinh doanh tạp hóa. Tất nhiên, nhập được nguồn hàng tạp hóa giá rẻ sẽ giúp bạn tăng lợi nhuận đáng kể, nhưng để giữ chân khách hàng lâu dài thì quan trọng nhất vẫn là chất lượng. Vì vậy, bạn cần tìm nguồn hàng có kiểm chứng về chất lượng, có thương hiệu trên thị trường, nên chọn các nhà cung cấp uy tín, lấy hàng từ tận gốc.
Ban đầu bán tạp hóa nhỏ tại nhà thì bạn chỉ cần nhập hàng hóa với số lượng vừa phải, chưa cần nhiều nhưng bạn nên nhập đa dạng loại hàng. Giá vốn đầu tư cho các mặt hàng sẽ rơi vào khoảng 300 triệu đồng cho diện tích mặt bằng từ 50 – 60m2. Với số vốn nhập hàng ban đầu ít thì bạn nên chia đợt để thanh toán, như vậy sẽ quay vòng được nguồn vốn mà không gặp khó khăn.
Chi phí thuê nhân viên (Khoảng 5 triệu/tháng)
Nếu mở cửa hàng tạp hóa nhỏ bạn nên tận dụng nguồn nhân lực trong gia đình mình, những người có nhiều thời gian rảnh trong ngày để trông coi và quản lý cửa hàng. Còn nếu diện tích cửa hàng lớn bạn nên tuyển cho mình thêm 1-2 nhân viên để thay đổi với bạn trông và quản lý cửa hàng.
Nếu ở thành phố hãy tận dụng nguồn lao động là các bạn sinh viên (đây là nguồn nhân lực dồi dào, sẵn có và chi phí lại khá rẻ).
Chi phí cho các trang thiết bị (Khoảng 40 triệu)
Các thiết bị cần thiết đầu tiên phải kể đến là các loại kệ sắt để hàng. Đây cũng là thiết bị quan trọng và chiếm nhiều vốn nhất, ước chừng với mặt bằng khoảng 50m2 tiền giá kệ rơi vào khoảng 20 triệu đồng.
Các thiết bị khác gồm bàn tính tiền, hệ thống phần mềm thanh toán, cổng từ an ninh (nếu cần), kệ trưng bày,… và không thể thiếu các thiết bị kệ chứa hàng trong kho như kệ kho hàng, kệ sắt v lỗ để lưu trữ, bảo quản hàng hóa trong kho tùy theo diện tích và quy mô
Dưới đây là bảng giá chi tiết cho các thiết bị:
Bảng thiết bị cần thiết khi mở tạp hóa tại nhà
Thiết bị | Chi phí |
Kệ bày hàng tạp hóa | 20 triệu |
Máy tính để cài phần mềm bán hàng | 8 triệu |
Phần mềm bán hàng | 3 – 5 triệu |
Máy in hóa đơn, máy đọc mã vạch | 3 – 5 triệu |
Bàn thu ngân | 1 – 2 triệu |
Tổng chi phí | 33 – 40 triệu đồng |
Để được báo giá thiết bị mở cửa hàng tạp hóa theo mặt bằng của bạn. Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline: 086.758.9999 hoặc nhấn vào nút tư vấn bên dưới để nhận được tư vấn mở cửa hàng miễn phí từ các chuyên gia trong lĩnh vực.
Kinh nghiệm bán tạp hóa nhỏ tại nhà
Nếu như bạn đang quan tâm đến hình thức kinh doanh này nhưng còn lo ngại vì chưa có kinh nghiệm và không biết bắt đầu từ đâu, Vinatech Group sẽ giúp bạn từ A – Z nhờ kinh nghiệm hơn 12 năm tư vấn mở cửa hàng tạp hóa, cũng như trực tiếp xây dựng mô hình kinh doanh này.
Chúng tôi sẽ giúp bạn từ những giai đoạn đặt nền móng đầu tiên, giải quyết các vấn đề như: Mở 1 cửa hàng tạp hóa có gì khác so với mở siêu thị mini? Các bước đầy đủ để mở một cửa hàng tạp hóa.
Khảo sát thị trường
Trước khi quyết định bán tạp hóa nhỏ tại nhà thì công việc đầu tiên bạn cần làm là khảo sát thị trường:
- Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Xem đối tượng nhóm cư dân phục vụ chủ yếu là đối tượng nào, hiểu rõ nhu cầu, sở thích và thói quen mua sắm để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
- Khảo sát thị trường: Phân tích các đối thủ cạnh tranh, vị trí địa lý, mật độ dân cư, giá cả sản phẩm, xu hướng thị trường.
- Lập kế hoạch kinh doanh: Bao gồm dự trù vốn, chi phí, nguồn hàng, chiến lược marketing,…
Chọn vị trí và tìm mặt bằng kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa là điều quan trọng chiếm đến 80% sự thành công hay thất bại của tiệm tạp hóa. Nếu mở tại nơi hẻo lánh, hay xung quanh có nhiều đối thủ cạnh tranh, đối thủ quá lớn, lâu năm thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút khách.
Để chọn vị trí và tìm mặt bằng bán tạp hóa nhỏ thì bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Vị trí: Nên chọn khu vực đông dân cư, gần trường học, khu công nghiệp, gần đường quốc lộ dễ tiếp cận và thuận tiện giao thông.
- Diện tích: Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và lượng hàng hóa dự trữ. Với mặt tiền khoảng 5m và diện tích 60m2 cửa hàng tạp hóa của bạn sẽ đạt chuẩn, dễ dàng trong việc sắp xếp bài trí hàng hóa đồng thời đặt biển hiệu thu hút người tiêu dùng hơn.
- Thiết kế và trang trí: Đảm bảo sự gọn gàng, sạch sẽ, thu hút khách hàng. Mặt bằng nên có chỗ đậu xe cho khách hàng
Mặt bằng kinh doanh tiệm tạp hóa càng gần khu dân cư càng tốt
Nếu bạn đã có mặt bằng sẵn thì kinh doanh tạp hóa tại nhà trở nên nhẹ nhàng hơn về khoản vốn thuê mặt bằng. Nếu phải thuê nhà để bán tạp hóa, sau khi đã lựa chọn được mặt bằng phù hợp, việc tiếp theo là kí hợp đồng với bên chủ nhà.
Thông thường, hợp đồng thuê nhà kéo dài ít nhất là 5 năm, không nên quá ngắn để tránh gián đoạn trong quá trình kinh doanh, như vậy cũng là cách ổn định giá cả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc chi phí thuê mướn sao cho phù hợp với vốn đầu tư của mình.
Nhập đa dạng chủng loại hàng
Nếu vốn bạn ít, vậy thì hãy tìm nguồn hàng tạp hóa giá rẻ, chất lượng, đa dạng nguồn hàng
Để tìm được nguồn hàng giá rẻ, chất lượng, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín: Đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý và dịch vụ tốt.
- Lựa chọn đa dạng sản phẩm: Phù hợp với nhu cầu khách hàng và xu hướng thị trường.
- Quản lý hàng tồn kho hiệu quả: Tránh tình trạng hết hàng, quá hạn sử dụng hoặc tồn kho quá nhiều.
Trước khi mở cửa hàng nên tham khảo giá ngoài thị trường, chỗ nào rẻ, chất lượng sản phẩm tốt thì nhập hoặc có thể liên hệ trực tiếp với tư vấn phụ trách ngành hàng siêu thị mini, cửa hàng tự chọn… Đồng thời có thể liên hệ các nhà sản xuất trực tiếp để được cung cấp giá sỉ và nhận các ưu đãi về giá, các chương trình quảng cáo, khuyến mại cụ thể từ chính nhà cung cấp hàng tạp hóa mà không phải qua bất cứ trung gian nào.
Bán hàng tạp hóa thì việc đa dạng nguồn hàng là rất cần thiết, khách hàng khi bước vào cửa hàng luôn muốn có tất cả mọi thứ họ cần trên kệ để hàng và mua cùng một lượt mà không cần thiết phải chạy đi nhiều nơi mới có thể mua đủ đồ. Hàng hóa nên đa dạng, tuy nhiên lấy những hàng gì và lấy với số lượng bao nhiêu cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Mới bán chỉ nên lấy ít một để tránh bị tồn hàng.
Bạn cũng nên phân nhóm đâu là các mặt hàng đóng góp lợi nhuận chủ đạo. Đâu là các mặt hàng kéo khách đến cửa hàng để theo dõi hiệu quả hoạt động và tính toán lại kế hoạch nhập hàng. Khi cửa hàng đã hoạt động ổn định, định hình được rõ nhu cầu của khách hàng. Chủ tiệm có thể cân nhắc số lượng nhập hàng lớn để được chiết khấu của nhà cung cấp, tăng tỉ lệ chiết khấu trên từng sản phẩm.
Những mặt hàng thiết yếu cần có trong cửa hàng tạp hóa
>> Tham khảo: Muốn mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu giá rẻ, đa dạng hàng?
Lên dự toán ngân sách đầu tư
Những đầu mục mà bạn cần lên dự toán chi phí bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng (có thể bỏ qua nếu đã có mặt bằng sẵn)
- Chi phí tìm và nhập nguồn hàng
- Chi phí thiết kế, trang trí, biển bảng cho cửa hàng
- Chi phí đầu tư trang thiết bị, vật tư như giá kệ trưng bày, máy tính tiền, máy in hóa đơn, camera,…
- Chi phí thuê nhân viên.
Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh tạp hóa mà mức chi phí sẽ có sự dao động khác nhau.
Lên thiết kế, setup cho cửa hàng
Với một cửa hàng tạp hóa mini dù nhỏ thì bạn cũng nên chuẩn bị một bản thiết kế, setup chi tiết việc bố trí, sắp xếp bên trong cửa hàng như thế nào cho phù hợp. Với cửa hàng tạp hóa tổng hợp thì dù diện tích nhỏ, bạn vẫn phải trưng bày khá nhiều mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Vì thế, việc lên thiết kế tạp hóa, setup khá quan trọng, giúp chủ cửa hàng chủ động hơn trong việc sắp xếp, quản lý cửa hàng của mình.
Một bản vẽ thiết kế sẽ giúp bạn hình dung được nên bố trí thiết bị ở vị trí nào, kê bao nhiêu bộ kệ tạp hóa, chọn loại kệ nào thì hợp với diện tích bày hàng,… Sau khi lên bản vẽ chi tiết thì sẽ tiến hành setup theo bản vẽ này. Chi tiết quy trình setup, trưng bày hàng hóa bên trong cửa hàng tạp hóa tham khảo ở đây.
Ví dụ về một bản vẽ thiết kế setup bên trong cửa hàng tạp hóa nhỏ trên nền 2D
Chuẩn bị giấy tờ cần thiết
Với một cửa hàng tạp hóa tiện lợi để kinh doanh được thì chủ cửa hàng cần đăng ký kinh doanh cá thể, hộ gia đình với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện tại nơi định mở cửa hàng.
Với mô hình tạp hóa hiện đại có quy mô lớn một chút sẽ phải xin thêm một số giấy tờ như: giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy,… Sau khi đăng ký kinh doanh xong, bạn cần nộp vào ngân sách nhà nước 2 loại thuế là: thuế môn bài (500.000 – 700.000 đồng/năm) và thuế kinh doanh (300.000 – 500.000 đồng/tháng).
Mua sắm các thiết bị cần thiết
Bán hàng tạp hoá cần những gì tất nhiên không thể thiếu các thiết bị cần thiết như: kệ siêu thị mini, kệ trưng bày hay các loại kệ sắt để bày biện, trưng bày hàng hóa bên trên một cách khoa học, thu hút khách hàng nhất. Các loại tủ đông, tủ mát để bảo quản, lưu trữ các mặt hàng như kem, nước ngọt, đá,…
Ngoài ra, có thể đầu tư thêm thiết bị phụ kiện như: bàn thu ngân để hỗ trợ quy trình thanh toán được dễ dàng, chuyên nghiệp hơn. Nhất là những cửa hàng có sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.
Trưng bày hàng hóa hiệu quả
Việc trưng bày hàng đóng vai trò quan trọng quyết định đến việc tăng doanh thu cho cửa hàng. Với rất nhiều mặt hàng trong một diện tích nhỏ, thì ngoài việc sắp xếp hàng hóa sao cho gọn gàng và đẹp mắt trên giá kệ còn có mẹo để giúp bạn tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. Những mẹo này đã được chúng tôi liệt kê trong bài viết: “Cách trưng bày cửa hàng tạp hóa và những mẹo giúp khách mua hàng nườm nượp“.
Trưng bày hàng hóa
Xây dựng quy trình quản lý toàn diện
Mặc dù quy mô cửa hàng tạp hóa không phải là lớn nhưng khối lượng công việc mà chủ cửa hàng cần phải quản lý là vô cùng lớn. Ngoài số lượng hàng hóa thì còn phải quản lý nguồn vốn, doanh thu, nhân viên, hàng tồn kho,…
Với hình thức kinh doanh truyền thống thì hầu hết mọi thứ đều được làm bằng ghi chép thủ công trên giấy tờ. Điều này rất bất tiện, lại dễ dẫn đến sai sót, thất thoát. Vì thế để đảm bảo quy trình quản lý toàn diện, bạn nên:
- Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng: Giúp theo dõi doanh thu, tồn kho, quản lý nhân viên.
- Kiểm soát chi phí hợp lý: Tránh lãng phí, tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.
- Cập nhật xu hướng thị trường: Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ mới để thu hút khách hàng.
Thuê nhân viên
Nếu bạn định mở cửa hàng tạp hóa với quy mô nhỏ và có thể tự làm hết mọi việc từ nhập hàng, setup, thanh toán,,… thì bạn sẽ không mất khoản chi phí thuê nhân viên này. Nhưng trong trường hợp phải thuê nhân viên thì hiện tại mức lương thuê nhân viên bán hàng tạp hóa dao động từ 5.000.000 – 6.000.000 đồng/tháng.
Chiến lược Marketing cho cửa hàng tạp hóa
Chiến lược Marketing hiệu quả nhất cho cửa hàng tạp hóa không gì khác ngoài giá và các chương trình khuyến mại, chiết khấu cho khách hàng. Đây là phương thức tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất tới sức mua sắm của người tiêu dùng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số chiến lược về marketing như sau:
- Marketing hiệu quả: Quảng bá cửa hàng qua mạng xã hội, tờ rơi, chương trình khuyến mãi, thẻ khách hàng thân thiết.
- Chăm sóc khách hàng chu đáo: Thái độ phục vụ nhiệt tình, tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp, giải quyết khiếu nại nhanh chóng.
- Tạo dựng thương hiệu uy tín: Đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, dịch vụ tốt.
Xây dựng các chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ
>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng tiện ích đón đầu xu hướng
Bán hàng online kết hợp
Với sự phát triển của Internet, ngành thương mại điện tử thì hiện nay hầu hết mọi ngành hàng đều có thể mua sắm online rất tiện lợi. Để tạp hóa truyền thống phát triển bền vững thì chủ cửa hàng cũng nên linh động kết hợp cả bán hàng online, vừa giúp tăng thêm doanh thu cho cửa hàng, vừa giúp quảng bá, giới thiệu sản phẩm rộng rãi hơn.
Bạn có thể tham khảo bán hàng trên các trang thương mại điện tử, fanpage, trang cá nhân, web bán hàng, livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội,…
Nên mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố?
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê hay thành phố thì cũng đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Tùy thuộc vào điều kiện vốn và hoàn cảnh mà bạn có thể quyết định mở ở đâu, nếu làm tốt các khâu chuẩn bị thì mở ở đâu cũng sẽ đem lại nguồn lợi nhuận tốt.
Khi mở cửa hàng tạp hoá ở quê thì việc tìm nguồn hàng rẻ là vấn đề khá là đau đầu đối với các chủ tiệm đang có ý định kinh doanh mô hình tạp hóa hiện đại.
Còn nếu mở ở thành phố thì khó khăn là sự cạnh tranh cao, chi phí đầu tư lớn. Hiện nay ở thành phố, chỉ cần đi cách vài nhà, vài dãy phố là bạn đã có thể gặp được các cửa hàng tạp hóa và tỉ lệ này ngày càng gia tăng. Vì thế việc cạnh tranh ở thành phố đôi khi là bất lợi hơn rất nhiều so với ở khu vực nông thôn.
Với những kinh nghiệm có được từ thực tế ở trên hy vọng Vinatech Group sẽ giúp bạn mở được một cửa hàng tạp hóa hay đơn giản chỉ là một quán tạp hóa nhỏ nhưng vẫn có thể đem lại nguồn lợi nhuận tốt.
Nếu bạn quan tâm đến mô hình kinh doanh bán tạp hóa nhỏ tại nhà này có thể tham khảo thêm những mẫu thiết kế cửa hàng tạp hóa đẹp được Vinatech thiết kế và tổng hợp. Hiện Vinatech Group là đơn vị chuyên setup các loại kệ sắt giá rẻ trưng bày hàng cho cửa hàng tự chọn, tạp hóa hàng đầu trên thị trường.
Để hỗ trợ tối đa cho khách hàng, chúng tôi sẽ tư vấn thêm cách mở cửa hàng tạp hóa từ A-Z. Để được tư vấn miễn phí, vui lòng điền form liên hệ bên dưới.
Vinatech là đơn vị sản xuất giá kệ kho hàng, kệ siêu thị lớn nhất Việt Nam hiện nay, với rất nhiều mẫu sản phẩm giá kệ chất lượng hàng đầu.
Xin chào
Mình muốn tư vấn mở cửa hàng
Dạ, anh/chị vui lòng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn chi tiết nhé ạ!
Mình muốn tư vấn 09763099**
Dạ, Em đã nhận thông tin của anh/chị ạ! Vinatech sẽ liên hệ tư vấn cho anh/chị sớm nhất ạ!
Mình muốn tư vấn 09480460**
Dạ, Em đã nhận thông tin của anh/chị ạ! Vinatech sẽ liên hệ tư vấn cho anh/chị sớm nhất ạ!
Mình muốn tư vấn mở cửa hàng tạp hóa tại nhà.
09392296**
Dạ, Vinatech đã nhận thông tin của anh/chị và sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm ạ!
Mình muốn tư vấn mở cửa hàng tiện lợi, có sẵn mặt bằng gần chợ – 09359096**
Dạ, Vinatech đã nhận thông tin của anh/chị! Bên em sẽ liên hệ hỗ trợ mình sớm ạ!
Em muốn tư vấn mở đại lý tạp hoá 09671756**
Chào anh/chị! Vinatech đã nhận thông tin và sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm ạ!
mình muốn tư vấn mở cửa hàng 08797583**
Dạ, Vinatech đã nhận được thông tin của anh/chị và sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm ạ!
tư vấn cho mình 09317409**
Vinatech đã nhận thông tin cần tư vấn của bạn và sẽ liên hệ giúp bạn mở tạp hóa sớm nhất!
Mình muốn tv mở cửa hàng tạp hóa với số vốn nhỏ cạnh trường tiểu học 09636038**
Chào anh/chị! Vinatech sẽ liên hệ tư vấn sớm cho mình nhé ạ!
Mình muốn tư vấn mở cửa hàng tạp hóa,
Dạ, Anh/chị vui lòng để lại thông tin số điện thoại liên hệ để bên mình tư vấn trực tiếp nhé!
Minh muốn tv mở cửa hàng bán tạp.hoa.09374193**
Vinatech đã nhận thông tin và sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm ạ!
Tôi đang dự định muốn mở thêm cửa hàng tạp hóa hãy liên hệ với tôi 09676854**
Dạ. Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ và tư vấn cho bạn sớm ạ!
Muốn tư vấn mở cửa hàng bách hóa
Anh/chị vui lòng để lại số điện thoại liên hệ để được tư vấn nhé ạ!
Mình muốn tư vấn 09682993**
Vinatech đã nhận thông tin và sẽ liên hệ tư vấn mở tạp hóa cho mình sớm nhé ạ!
Mình muốn tu vấn mở cửa hàng tạp hoá
Dạ, chị vui lòng để lại thông tin SĐT để được Vinatech liên hệ tư vấn hỗ trợ chi tiết nhé ạ!
E muốn được tư vấn mở tạp hoá mini
Chào bạn! Bạn vui lòng để lại SĐT để được tư vấn chi tiết nhé!
cần tư vấn 08798922**
Vinatech Group đã nhận thông tin ạ. Anh/chị vui lòng chờ lát bên em sẽ liên hệ hỗ trợ cho mình sớm nhé ạ! Em cảm ơn ạ!