Tìm hiểu quy trình bảo dưỡng kho lạnh như thế nào?

Với đặc điểm khác biệt không giống với các loại kho hàng thông thường, kho lạnh sau khi dùng một thời gian thường có sự cố xảy ra bởi một lý do nào đó. Vì vậy, việc bảo dưỡng kho lạnh là điều cần thiết phải làm định kỳ đối với bất cứ nhà kho lớn nhỏ nào. Cùng Vinatech tìm hiểu chi tiết các bộ phận nào cần bảo dưỡng, quy trình bảo dưỡng kho lạnh cụ thể qua bài viết dưới đây của Vinatech.

Các bộ phận cần bảo dưỡng trong kho lạnh

Máy nén

Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong một kho lạnh, bộ phận này đảm bảo kho lạnh hoạt động tốt, bền, hiệu suất làm việc cao. Máy nén nên được bảo dưỡng 6000 giờ một lần, dù máy sử dụng nhiều hay ít thì vẫn cần bảo dưỡng lại. Quy trình kiểm tra máy nén:

  • Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van hút, van xả máy nén
  • Chi tiết máy có bị hoen rỉ hay không, lau chùi các chi tiết
  • Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu.
  • Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt
  • Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.

bảo dưỡng máy nén kho lạnh

Máy nén là thiết bị quan trọng trong kho lạnh

Thiết bị ngưng tụ

Thiết bị ngưng tụ có nhiệm vụ quan trọng trong việc điều chỉnh áp suất và nhiệt độ ngưng tụ. Ảnh hưởng đến hiệu quả và độ an toàn khi hoạt động của toàn hệ thống lạnh. Khi thiết bị ngưng tụ xảy ra sự cố, làm việc kém hiệu quả, cả hệ thống sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Quy trình bảo dưỡng bao gồm các đầu việc:

  • Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt
  • Vệ sinh bể nước, xả cặn đọng lại trong bể
  • Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị
  • Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ
  • Bảo dưỡng cân chỉnh bơm, quạt giải nhiệt
  • Kiểm tra, thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có) , tránh trường hợp vòi phun bị tắc.
  • Lau rửa và sơn sửa bên ngoài thiết bị
  • Sửa chữa thay thế các thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan.

thiết bị ngưng tụ

Thiết bị ngưng tụ giúp điều chỉnh áp suất

Thiết bị bay hơi

Thiết bị bay hơi trong kho bảo quản đông hoạt động ở nhiệt độ dưới 0˚C. Tại kho hàng đông lạnh bao gồm sự thăng hoa và cả bay hơi của nước từ thực phẩm. Nước từ sản phẩm đi vào không khí của kho lạnh làm tăng độ ẩm của không khí.

thiết bị bay hơi

Thiết bị bay hơi trong kho lạnh

Do chênh lệch áp suất riêng của hơi nước trên bề mặt sản phẩm và không khí trên bề mặt giàn lạnh làm gia tăng quá trình khuếch tán và bay hơi dẫn đến lớp tuyết bám trên bề mặt thiết bị bay hơi tăng dần theo thời gian. Chiều dày của lớp tuyết tỉ lệ nghịch với hệ số truyền nhiệt, làm giảm lượng gas lỏng bay hơi trong dàn lạnh gây nên nhiều hậu quả, do vậy phải định kỳ xả tuyết.

  • Xả băng dàn lạnh.
  • Bảo dưỡng quạt dàn lạnh.
  • Làm khô dàn lạnh – Bảo dưỡng quạt dàn lạnh
  • Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt
  • Xả dầu dàn lạnh về bình thu hồi dầu hoặc xả trực tiếp ra ngoài
  • Vệ sinh máng thoát nước dàn lạnh
  • Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển.

Van tiết lưu

Van tiết lưu được sử dụng trong hệ thống lạnh với công dụng chính đó là điều chỉnh lượng chất lỏng ở trong hệ thống thủy lực, từ đó điều chỉnh được vận tốc động cơ hoạt động. Bảo dưỡng lại van tiết lưu bằng cách kiểm tra van và độ quá nhiệt của môi chất, kiểm tra sự tiếp xúc và tình trạng cách nhiệt bầu cảm biến, ống mao.

Tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt có nhiệm vụ sử dụng nước làm chất tải nhiệt trung gian để thải toàn bộ lượng nhiệt được môi chất lạnh ngưng tụ lại ra môi trường. Nước mang nhiệt độ sẽ chảy xuống theo khối đệm để trao đổi nhiệt và chất với không khí di chuyển ngược dòng (từ phía dưới của tháp đi lên đỉnh) do quạt gió cưỡng bức tạo ra. Quá trình trao đổi nhiệt này sẽ giúp nước giảm được 5 độ C.

  • Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, động cơ, bơm, trục ria phân phối nước
  • Vệ sinh lưới nhựa tản nước định kỳ
  • Xả cặn bẩn ở đáy tháp, vệ sinh và thay nước mới
  • Kiểm tra dòng hoạt động của bơm, quạt, tình trạng làm việc của van phao.

tháp giải nhiệt kho lạnh

Tháp giải nhiệt

Bơm

Thường xuyên kiểm tra dòng điện và so sánh với mức bình thường. Kiểm tra tình trạng làm việc ( bạc trục, đệm kín nước, bôi trơn trục bạc). Đảm bảo bộ lọc không bị tắc bằng cách kiểm tra áp suất trước và sau trong mỗi thời gian làm việc.

Quạt

Kiểm tra độ ồn và độ rung động bất thường của quạt. Kiểm tra bạc trục và bổ sung dầu mỡ theo định kỳ từ nhà sản xuất khuyến cáo. Vệ sinh, lau chùi cánh quạt.

Quy trình bảo dưỡng kho lạnh theo tiêu chuẩn

Chuẩn bị thiết bị bảo dưỡng kho lạnh

– Máy hút bụi công nghiệp

– Máy chà sàn

– Chổi quét

– Hóa chất tẩy rửa hoặc clo

– Hóa chất khử mùi cho kho lạnh

Quy trình cơ bản khi bảo dưỡng kho lạnh

Bước 1: Vận chuyển, di dời sao cho kho hàng có ít hàng hóa nhất.

Bước 2: Tắt chế độ nhiệt độ thấp để thuận tiện cho việc vệ sinh hơn.

Bước 3: Vệ sinh, vứt bỏ các đồ dùng, vật dụng không cần thiết trong kho. Đảm bảo không gian nhà kho thông thoáng, rộng rãi để vệ sinh hiệu quả. Sử dụng chổi để quét các loại rác lớn.

Bước 4: Vệ sinh, lau chùi máy móc thiết bị xung quanh trong kho lạnh.

Bước 5: Đối với các thiết bị, khu vực bị bụi bẩn, chất bẩn bám lâu ngày dưới nhiệt độ thấp thì cần sử dụng đến máy chà sàn để xử lý triệt để. Kết hợp với hóa chất vệ sinh để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Bước 6: Sử dụng máy hút bụi khô công nghiệp xử lý các vết nước đọng, hút sạch nước bẩn và hóa chất còn trên sàn, tránh bỏ sót bất cứ vị trí nào.

Gợi ý: >>> Một số loại kệ kho lạnh tốt nhất hiện nay

Bao lâu thì bảo dưỡng kho lạnh một lần?

bảo dưỡng kho lạnh

Đối với mỗi nhà kho lại có tần suất hoạt động khác nhau vì vậy mức độ vệ sinh cũng khác nhau. Tuy nhiên, thời gian tối thiểu để vệ sinh kho lạnh là 1 năm trở lại. Trong đó, Vinatech luôn đưa ra lời khuyên cho khách hàng đó là nên vệ sinh kho hàng trong thời gian 6- 8 tháng là thời điểm thích hợp nhất. Ngoài việc vệ sinh kho định kỳ, người dùng cũng cần lưu trữ các công việc bảo dưỡng, vệ sinh hằng ngày để bảo đảm thiết bị vận hành ổn định, không bị xuống cấp.

  • Kiểm tra và vệ sinh kho lạnh hàng ngày
  • Các dung dịch bị đổ, tràn phải được dọn sạch ngay khi được phát hiện
  • Kiểm tra nhiệt độ trong phòng lạnh phù hợp với sản phẩm vệ sinh
  • Kiểm tra thiết bị bay hơi xem có đá tích tụ không
  • Kiểm tra các máy nén trong phòng lạnh đi bộ xem có rò rỉ dầu không
  • Kiểm tra mức Freon trong phòng bảo quản lạnh

Trên đây là nội dung bài viết hướng dẫn bảo dưỡng kho lạnh của Vinatech. Bảo dưỡng kho lạnh, phòng lạnh là việc vào hiệu quả giúp duy trì được chất lượng tốt nhất cho nhà kho của bạn. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức để bảo dưỡng, bảo trì kho lạnh đúng cách, chúc bạn thành công!

>> Bạn đọc quan tâm: PCCC cho kho lạnh – Những quy định cần lưu ý

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Liên hệ nhanh

Điện thoại

086.758.9999

Email

info@vinatechgroup.vn

Nhà máy Hệ thống đại lý






    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x