+ BẠN CÓ ĐANG LÃNG PHÍ KHÔNG GIAN KHO HÀNG QUÝ GIÁ?
+ KHÔNG GIAN KHO CHẬT CHỘI, HÀNG HÓA XẾP THÀNH ĐỐNG?
+ SẢN PHẨM THẤT LẠC, HƯ HỎNG DO LƯU TRỮ KÉM
Thiết kế kho chứa hàng là việc làm quan trọng mang lại hiệu quả trong quản lý hàng hóa cũng như không gian lưu trữ. Một kho chứa hàng được thiết kế phù hợp không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng hiệu suất làm việc, giảm sai sót, đảm bảo an toàn cho nhân viên.
Bài viết này, Vinatech Group sẽ hướng dẫn bạn các bước thiết kế kho hàng từ A – Z để xây dựng hệ thống lưu trữ hiệu quả, thông minh.
Thiết kế kho chứa hàng bao gồm việc tổ chức và phấn phối không gian kho thành các khu vực hoạt động và các khu vực giá kệ lưu trữ khác nhau. Nói chung, một kho trung tâm thông thường bao gồm các phần chính sau: Khu vực nhận hàng, khu vực kiểm soát chất lượng, khu sắp xếp hàng hóa để lưu kho, kho kệ.
Sở hữu 1 kho chứa hàng mang lại sự đảm bảo trong quá trình kinh doanh cho bất cứ ngành nghề nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về vai trò của nhà kho trong sản xuất, kinh doanh.
Tối ưu hóa không gian lưu trữ: Nếu kho được thiết kế một cách chỉn chu thì sẽ tối ưu hóa được không gian lưu trữ. Thiết kế sẽ giúp tận dụng các ngóc ngách chứa đồ, giúp tận dụng được nhiều không gian hơn từ đó có thể quản lý hàng hóa tốt hơn.
Tăng năng suất làm việc: Thiết kế kho chứa hàng sẽ giúp quá trình xuất nhập hàng hóa ra vào kho diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, ít sai sót. Kết hợp với việc đội ngũ làm việc với nhau theo đúng quy trình, sẽ vừa tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động.
Tiết kiệm chi phí: Khi tiết kế, việc lên phương án về chi phí cũng được tính toán cẩn thận, giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu. Đồng thời, nếu kho được thiết kế hợp lý có thể tối ưu được số lượng nhân công hoạt động trong nhà kho, cũng giúp tiết kiệm chi phí vận hành.
Giữ không gian chứa hàng sạch sẽ: Khi một nhà kho được thiết kế phù hợp, hàng hóa sẽ được sắp xếp ngăn nắp. Điều đó sẽ mang lại sự thuận lợi, dễ dàng hơn trong khâu vệ sinh, giữ gìn nhà kho sạch sẽ, vừa mang lại tính thẩm mỹ, vừa giúp hàng hóa không bị chuột bọ, mối mọt, hỏng hóc.
Cải thiện quản lý kho tổng thể: Khi mọi thứ được sắp xếp gọn gàng, khâu vận hành nhà kho sẽ được diễn ra một cách trơn tru. Từ đó, hàng hóa được đưa vào, lấy ra nhanh chóng. Đây là cách tạo môi trường chuyên nghiệp, nâng cao năng suất cũng như uy tín của doanh nghiệp.
Các dạng thiết kế kho chứa hàng phổ biến
Nhà kho hiện nay được thiết kế theo kiểu khác nhau. Tùy theo nhu cầu cũng như kết cấu của mặt bằng mà thiết kế kho chứa hàng theo dạng phù hợp.
Thiết kế kho hàng hình chữ U
Cách bố trí kho hàng theo hình chữ U nổi bật bằng sự đơn giản mà hiệu quả cao, thích hợp với hầu hết quy mô kho hàng. Trong thiết kế kho hàng dạng này, khu vực nhận hàng (Loading) và khu vực gửi hàng (Shipping) được sắp xếp gần nhau hoặc liền kề nhau, điều này giúp giảm thiểu thời gian vận chuyển nội bộ.
Quy trình nhập hàng bắt đầu bằng việc đưa hàng hóa đến khu vực tiếp nhận. Tại đây, hàng hóa được kiểm tra và phân loại cẩn thận trước khi được đưa vào nơi lưu trữ. Điều này giúp tăng cường sự hiệu quả và sắp xếp hợp lý của quá trình lưu trữ.
Thiết kế kho chứa hàng hình chữ I
Bố cục kho hàng dạng theo hình chữ I được đánh giá cao với khả năng cắt giảm được số lượng lối đi và đoạn đường xe nâng bằng quy trình vận hành từ đầu đến cuối theo đường thẳng. Thứ tự vận hành sẽ bắt đầu từ khu vực xếp dỡ hàng hóa (Loading & Unloading) sẽ đến khu tiếp nhận (reception) và phân loại chúng, sau đó sẽ được đưa lên kệ ở khu vực kho lưu trữ (Storage).
Bố cục chữ I rất phù hợp với nguyên tắc quản lý FIFO (First In, First Out – hàng vào trước, hàng ra trước). Hàng hóa được đặt gần khu vực giao hàng sẽ được ưu tiên sử dụng trước. Điều này giúp đảm bảo rằng hàng hóa với tần suất di chuyển cao sẽ nằm gần khu vực giao hàng, giảm thiểu thời gian và công sức trong việc truy xuất hàng hóa.
Thiết kế kho hàng hình chữ L
Kho được xây dựng theo hình chữ L khi nhìn từ trên xuống, tạo ra hai cạnh góc vuông làm khu vực lưu trữ hàng. Việc sắp xếp khu vực xếp dỡ và gửi hàng ở 2 cạnh liền kề giúp giảm thiểu đáng kể sự tắc nghẽn trong kho hàng. Đây cũng là một bố cục phổ biến được sử dụng trong ngành công nghiệp và logistics
Thiết kế kho chứa hàng gồm khu vực nào?
Một kho chứa hàng sẽ có nhiều bộ phận, cho nên khi thiết kế sẽ được phác thảo sơ bộ, chỉnh sửa hợp lý để mang lại hiệu năng sử dụng cao nhất.
Theo đó, khi thiết kế kho chứa hàng thì cần đảm bảo các khu vực như:
Khu vực nhận hàng
Đây là khu vực tiếp nhận hàng hóa, kiểm tra chất lượng và có thể là nơi phân loại hàng dựa trên tính chất của sản phẩm hoặc hàng hóa.
Khu vực tiếp nhận hàng hóa liền kề với dock và có diện tích phù hợp để quản lý tất cả các hàng hóa đến kho trong suốt một ngày. Nếu có thể, cần dự trù một khu vực linh hoạt để bổ sung để đối phó với sự gia tăng đột xuất của của hàng hóa khi nhập hàng.
Nếu cần thiết phải điều chỉnh hàng hóa khi nhận thì phải cần diện tích và nguồn lực tăng thêm. Điều này bao gồm nhân sự cần thiêt, hệ thống phương tiện làm việc, và cần thêm diện tích để lưu trữ các vật liệu đóng gói mới và khu vực để bỏ hệ thống bao bì cũ.
Khu vực lưu hàng hóa
Thiết kế khu vực lưu trữ hàng hóa phục thuộc vào nhu cầu có cần hoặc không quá trình chuẩn bị hàng hóa trên các giá kệ để hàng
Trong một kho trung tâm, khu vực này có thể là một hoặc nhiều phương án mix lại với nhau. Vì mục tiêu của mài viết này nhằm cung cấp cho người đọc càng nhiều thông tin càng tốt về các giải pháp khác nhau, ví dụ ở đây cần xem xét việc thiết lập kho với nhiều loại sản phẩm khác nhau, số lượng khác nhau, tỉ lệ luân chuyển hàng hóa khác nhau là đòi hỏi, yêu cầu cao, phức tạp khi lưu trữ.
Để xây kho chứa hàng với những đặc điểm phức tạp này, bước đầu tiên là cần nghiên cứu các tỉ lệ luân chuyển (tỷ lệ xoay vòng) của hàng hóa, sắp xếp chúng thành 3 loại: thấp, trung bình, cao. Tất nhiên, việc xác định này cũng có phần chủ quan.
Tuy nhiên, nó phải được xác định bằng cách tạo tỷ lệ trung bình làm điểm tham chiếu. Các sản phẩm có tỷ lệ gần với mức này được phân thành loại trung bình. Những sản phẩm có số liệu thấp hơn nhiều sẽ được phân thành loại thấp, trong khi những loại có số liệu cao hơn sẽ được phân thành loại cao.
Khi các sản phẩm có khối lượng và các vòng quay tương ứng của chúng được được thiết lập, bước tiếp theo là chúng ta định vị vị trí của chúng bên trong kho.
Để làm như vậy, ba yếu tố cần được tính đến:
Thứ nhất, hàng hóa có vòng quay thấp thường là những mặt hàng được tiêu thụ với số lượng nhỏ và do đó, thông thường chúng cần ít không gian lưu trữ hơn.
Thứ hai, các hàng hóa có vòng xoay trung bình thường được chọn thường xuyên và với số lượng vừa phải (hay nói cách khác, chúng đượng yêu cầu theo lô trung bình và thường xuyên). Kết quả là chúng cần một tốc độ luân chuyển không nhanh cũng không chậm và phải dễ dàng lấy hàng.
Cuối cùng, hàng có vòng quay cao thường được yêu cầu thường xuyên và có nhu cầu cao (vì vậy bình thường là một trong nhưng lô trung bình đến lớn được yêu cầu rất thường xuyên). Đối với những sản phẩm này điều quan trọng nhất là đảm bảo chúng có khả năng luân chuyển ở mức cao nhất
Do đó, một kho trung tâm với các đặc điểm này thường bao gồm:
Khối lưu trữ hoặc một khu vực lưu trữ nhỏ gọn được sử dụng cho các sản phẩm có vòng quay cao trong đó khối lượng thì quan trọng hơn khả năng luân chuyển của hàng hóa. Dựa trên khối lượng và dung lượng hiện có để cấu hình trong các khối hoặc bất kì hệ thống lưu trữ nhỏ gọn nào.
Một khu vực có các đơn vị kệ dựa trên số lượng sản phẩm có vòng quay cao là hệ thống kệ lựa chọn (kệ selective) kết hợp với hệ thống kệ mâm dưới cùng để thuận lợi cho việc chọn hàng.
Nếu đó hoàn toàn là kho lưu trữ, có thể tùy chọn một số thiết bị để sử dụng chẳng hạn như: xe nâng thông thường (forklifts) với lối đi từ 3.5m đến 4.0m, xe nâng reach trucks với lối đi từ 2.5m đến 3.2 m (tùy loại), Xe nâng VNA với lối đi từ 1.7m đến 2.2m và hệ thống cẩu trục kho với lối đi ít hơn 1.7m. Việc lựa chọn thiết bị không chỉ được xác định đơn giản dựa trên các lối đi giữa các kệ mà cơ bản là về mối quan hệ giữa khối lượng lưu trữ yêu cầu và hiện tại. Cũng cần nên tính đến chiều cao nâng tối đa của từng loại thiết bị.
Một yếu tố rất quan trọng khác là đầu tư hệ thống hay phương án nào mang lại hiệu quả kinh tế hơn. Thiết bị xử lý càng hiện đại thì chi phí càng lớn. Tương tự người ta thường không quên được việc tính toán lợi tức khi đầu tư.
Khu vực điều phối
Khu vực này chứa cả bộ phận chuẩn bị đơn đặt hàng (với các đơn đặt hàng được chuẩn bị trên mặt đất hoặc từ các đơn vị kệ) và bộ phận điều phối.
Đây là khu vực phải được sử dụng để chuẩn bị, khi cần thiết nên đóng gói các đơn đặt hàng nhận được từ các nơi khác của kho trong chuỗi. Nếu việc chuẩn bị sơ bộ các đơn đặt hàng được thực hiện trên giá đỡ, điều này giúp đơn giản hóa công việc của khu vực này một cách đáng kể.
Trong mọi trường hợp, nhân viên chuẩn bị đơn đặt hàng phải báo cáo cho bộ phận điều phối, vì nó sẽ chịu trách nhiệm điều chỉnh các hoạt động của họ để đáp ứng nhu cầu bên ngoài.
Về mặt vận hành, nếu kho có hệ thống quản lý và việc này được lập trình một cách chính xác, nhiệm vụ chuẩn bị đơn hàng được giới hạn trong việc đặt các sản phẩm theo lô trong một khu vực dành cho mục đích đó.
Không gian này phải đủ để lưu trữ tất cả các mặt hàng được gửi vào trong một ngày làm việc bình thường. Tuy nhiên, nó rất hữu ích và cần thiết để lên kế hoạch cho một khu vực mở rộng giúp xử lý khi cao điểm đột xuất theo yêu cầu. Khu vực gửi đi này phải càng gần càng tốt với dock.
Khi các đơn đặt hàng được chuẩn bị trong một khu vực riêng biệt (đặc biệt là để chọn hoặc các hộp riêng lẻ), một khu vực hợp nhất thích hợp là bắt buộc. Sắp xếp băng tải phân phối các đơn vị được chọn theo thứ tự hoặc tuyến đường được thêm vào gần đó.
Các lựa chọn thay thế khác cho băng tải để luân chuyển hàng hóa đến khu vực điều phối như xe nâng tay, xe nâng điện, xe tự động.
Cách tính diện tích khi thiết kế kho hàng
Diện tích lưu trữ của nhà kho được tính bằng công thức S=αxF, trong đó:
S: Là tổng diện tích kho
α: Hệ số sử dụng mặt bằng.
F: Diện tích lưu trữ hàng hóa
Dựa vào công thức này chúng ta sẽ tỉnh được diện tích lưu trữ của nhà kho theo tùy biển được α theo từng trường hợp cụ thể:
Kho hàng tổng hợp (α) từ 1.5 – 1.7
Kho hàng kín (α) từ 1.4 – 1.6
Kho hàng ngoài trời (α) từ 1.1 – 1.2
Nguyên tắc thiết kế kho chứa hàng
Khi lên một bản thiết kế kho hàng, để có một kho hàng tối ưu, sắp xếp ngắn nắp cần đảm bảo có đầy đủ tất các khu vực cần thiết và phù hợp với nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư. Mỗi khu vực đều thực hiện những chức năng quan trọng để đảm bảo việc vận hành kho hàng trơn tru.
Để kho chứa hàng hoạt động hiệu quả, thì trước khi thiết kế kho chứa hàng cần dựa vào nguyên tắc sau:
Khu vực xếp dỡ hàng hóa (Loading & Unloading): Khu vực này thường được xây dựng ở phía ngoài của kho hàng, các xe tải chở hàng có thể dễ dàng ra vào và kết hợp với xe nâng forklift bốc dỡ hàng vào bên trong kho hàng đến khu vực tiếp nhận.
Khu vực tiếp nhận (Reception): Đây là nơi nhận hàng từ khu vực xếp dỡ, thực hiện kiểm soát chất lượng và phân loại hàng hóa.
Khu vực kho lưu trữ (Storage): Một kho hàng cần phải có các dãy kệ chứa hàng để lưu trữ hàng hóa và phân loại có thể nhập xuất dễ dàng khi cần thiết. Việc sử dụng loại kệ kho hàng nào phù hợp sẽ được phân tích ở phần dưới của bài viết.
Khu vực lấy hàng (Picking): Mặc dù không phải tất cả kho hàng đều có khu vực đóng gói hàng riêng biệt, nhưng đối với các nhà kho có tần suất xuất nhập hàng liên tục như logistics thì đây là khu vực lấy hàng hóa từ kệ và chuẩn bị trước khi đem ra xe chở hàng đi. Đặc biệt với các nhà kho tự động ASRS đã sử dụng các băng tải con lăn hoặc robot lấy hàng giúp tiết kiệm gấp 5 lần thời gian bình thường.
Khu vực gửi hàng (Shipping): Nếu không có khu vực lấy hàng riêng biệt, công việc đó có thể được thực hiện tại đây. Tương tự như vậy, nếu không có nhu cầu đóng gói các mặt hàng trong kho thì nên có một không gian đủ dành riêng để đặt các mặt hàng cần vận chuyển trước khi đem lên xe ở đây.
Quy trình thiết kế kho chứa hàng
TƯ VẤN & KHẢO SÁT
– TÌM HIỂU CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN NHƯ: ĐỊA CHỈ, DIỆN TÍCH MẶT BẰNG, VỐN ĐẦU TƯ, … VÀ NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG. – SAU ĐÓ, TIẾN HÀNH KHẢO SÁT MẶT BẰNG, ĐO ĐẠC THÔNG SỐ CẦN THIẾT, LÊN LAYOUT TỔNG THỂ VÀ TƯ VẤN.
THIẾT KẾ BẢN VẼ
– KỸ SƯ THIẾT KẾ LÊN BẢN VẼ CHO MẶT BẰNG CẦN THI CÔNG. TRONG GIAI ĐOẠN NÀY KINH DOANH, KHÁCH HÀNG VÀ THIẾT KẾ SẼ LÀM VIỆC VỚI NHAU ĐỂ CÓ BẢN VẼ HỢP LÝ NHẤT
DUYỆT BẢN THIẾT KẾ
– SAU KHI HOÀN THIỆN BẢN VẼ BỘ PHẬN KINH DOANH SẼ LÊN DỰ TOÁN VÀ GỬI CHO KHÁCH HÀNG.
KHÁCH HÀNG THỐNG NHẤT DUYỆT BẢN VẼ CUỐI CÙNG, THANH TOÁN TIỀN ĐẶT CỌC ĐỂ SANG BƯỚC THI CÔNG DỰ ÁN.
THI CÔNG LẮP ĐẶT
– ĐỘI KỸ THUẬT SẼ THỰC HIỆN LẮP ĐẶT GIÁ KỆ TRƯNG BÀY THEO ĐÚNG BẢN THIẾT KẾ ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT. ĐẢM BẢO VỀ QUY CHUẨN CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VÀ THẨM MỸ DỰ ÁN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG.
NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH
– SAU KHI HOÀN THIỆN LẮP ĐẶT, KHÁCH HÀNG VÀ KỸ THUẬT VIÊN TIẾN HÀNH NGHIỆM THU TỪNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ THỰC HIỆN VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG
[p style=”center” text=”QUY TRÌNH THIẾT KẾ THI CÔNG DỰ ÁN” color=”rgb(241, 90, 41)” size=”128″]
1. TƯ VẤN & KHẢO SÁT
– TÌM HIỂU CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN NHƯ: ĐỊA CHỈ, DIỆN TÍCH MẶT BẰNG, VỐN ĐẦU TƯ, … VÀ NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG. – SAU ĐÓ, TIẾN HÀNH KHẢO SÁT MẶT BẰNG, ĐO ĐẠC THÔNG SỐ CẦN THIẾT, LÊN LAYOUT TỔNG THỂ VÀ TƯ VẤN.
2. THIẾT KẾ BẢN VẼ
– KỸ SƯ THIẾT KẾ LÊN BẢN VẼ CHO MẶT BẰNG CẦN THI CÔNG. TRONG GIAI ĐOẠN NÀY KINH DOANH, KHÁCH HÀNG VÀ THIẾT KẾ SẼ LÀM VIỆC VỚI NHAU ĐỂ CÓ BẢN VẼ HỢP LÝ NHẤT
3. DUYỆT BẢN THIẾT KẾ
– SAU KHI HOÀN THIỆN BẢN VẼ BỘ PHẬN KINH DOANH SẼ LÊN DỰ TOÁN VÀ GỬI CHO KHÁCH HÀNG.
KHÁCH HÀNG THỐNG NHẤT DUYỆT BẢN VẼ CUỐI CÙNG, THANH TOÁN TIỀN ĐẶT CỌC ĐỂ SANG BƯỚC THI CÔNG DỰ ÁN.
4. THI CÔNG LẮP ĐẶT
– ĐỘI KỸ THUẬT SẼ THỰC HIỆN LẮP ĐẶT GIÁ KỆ TRƯNG BÀY THEO ĐÚNG BẢN THIẾT KẾ ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT. ĐẢM BẢO VỀ QUY CHUẨN CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN VÀ THẨM MỸ DỰ ÁN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG.
5. NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH
– SAU KHI HOÀN THIỆN LẮP ĐẶT, KHÁCH HÀNG VÀ KỸ THUẬT VIÊN TIẾN HÀNH NGHIỆM THU TỪNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ THỰC HIỆN VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Lựa chọn kệ kho hàng nào phù hợp
Thiết kế kho chứa hàng thì bố trí bố cục, không gian xong thì bạn cũng cần quan tâm tới vấn đề lựa chọn loại kệ kho hàng phù hợp với từng loại mặt hàng. Tùy theo từng mô hình của kho mà lựa chọn loại giá kệ khác nhau.
Ngoài ra cần phải đảm bảo kệ kho hàng vừa đủ sức chứa cũng như tiết kiệm được chi phí đầu tư, vận hành. Vinatech Group sẽ gợi ý cho bạn một số lựa chọn phù hợp với quy mô kho hàng như sau:
Kho hàng có quy mô nhỏ
Đối với các kho hàng có diện tích khiêm tốn, cần sức chứa các loại hóa ít hoặc nhẹ thường chỉ tầm dưới 200 kg/tầng có thể sử dụng các kệ kho thông thường như kệ sắt V lỗ, kệ trung tải,….
Các loại kệ này thường đơn giản, dễ lắp đặt và linh hoạt để tùy chỉnh theo không gian và nhu cầu lưu trữ cụ thể.
Kho hàng có quy mô vừa
Các kho hàng có diện tích vừa và trung bình thường rất phổ biến hiện nay, thông thường tải trọng của hàng hóa từ 500 kg/ tầng. Vì vậy các loại kệ sử dụng kết hợp với pallet đảm bảo phù hợp với diện tích kho hàng được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến như kệ selective, kệ để pallet, kệ double deep,…
Kho hàng công nghiệp hạng nặng
Khi kho hàng của bạn đã mở rộng cần chứa đựng một số lượng lớn các hàng tồn kho thì cần đến các loại kệ hạng nặng có thể gia tăng sức chứa, tận dụng chiều cao của kho hàng để chứa được nhiều hàng hóa hơn.
Các loại kệ công nghiệp hiện nay do Vinatech Group cung cấp đều có những công dụng, tính năng ưu việt phù hợp với từng loại mặt hàng, đảm bảo quy trình vận hành đơn giản và trơn tru.
Kho hàng tự động hóa ASRS
Các loại kệ kho hàng công nghiệp hạng nặng nói chung với khả năng lưu trữ số lượng hàng hóa lớn nhưng sẽ tốn nhiều thời gian hơn để xử lý hàng hóa. Sẽ là rào cản lớn nếu kho hàng của bạn cần có sức chứa lớn nhưng hoạt động xuất nhập hàng cần diễn ra nhanh chóng & liên tục như trong ngành công nghiệp logistic
Loại kệ kho hàng tự động hóa ASRS ra đời để đáp ứng được nhu cầu đó bằng việc sử dụng công nghệ robot để hàng hóa sẽ tự động được vận chuyển và mở rộng đến 100% sức chứa nhà kho.
Những điều cần lưu ý khi thiết kế kho hàng
Một số lưu ý khi thiết kế kho chứa hàng mà bạn cần biết gồm:
Đặc thù sản phẩm
Mỗi một sản phẩm có đặc thù riêng và nó sẽ quyết định tới việc sắp xếp ra làm sao, như thế nào. Vì hàng hóa nếu đa dạng mẫu mã, cần phải xác định rõ chủng loại để phân chia, sắp xếp ở khu vực kho tương ứng.
Bố trí mặt bằng trong thiết kế kho hàng
Phần diện tích mặt bằng cần tính toán sao cho đủ chiều rộng, chiều cao để sau này tính toán bố trị sắp xếp không bị thiếu và trật trội quá. Thông thường phần diện tích này mình không quyết định được và nó cố định do diện tích mặt bằng.
Bố trí các lối đi giữa các kệ kho hàng
Các kệ kho hàng cần được bố trí một lối đi riêng, không gây cản trở, ảnh hưởng tới quy trình vận hành. Đơn vị thiết kế kho nên áp dụng một trong các kiểu lối đi dưới đây:
Lối đi chéo hình chữ V: Khá là sử dụng phổ biến và dùng tiết kiệm diện tích. Vì dễ quản lý, kiểm kê và bốc dỡ hàng hóa nhanh chóng.
Lối đi chính giữa: hàng hóa sắp xếp sao cho song song với nhau, tạo thành hình chữ V. các kho nhỏ hay được xếp theo dạng này vì muốn tiết kiệm và không bị bỏ lỡ khoảng trống.
Lối đi chéo nhau 90 độ: Xếp kiểu này thì mình sẽ thuận lợi cho xe nâng hàng lên xuống sau này được tiện lợi.
Trang bị đầy đủ các hệ thống theo quy định
Khi thiết kế kho chứa hàng cần đảm bảo trang thiết bị như:
Thiết bị sản xuất: Quan sát em những vị trí quan trọng cần gần nguồn cấp ánh sáng và nước sẽ tiết kiệm được chi phí đi đường ống nước và dây điện, thuận lợi và hiệu quả hơn. Tránh những đứt hỏng, sửa chữa sau này do hệ thống điện quá tải sẽ ảnh hưởng tới quá trình vận hành sản xuất.
Thiết bị phương tiện an toàn: Tính mạng con người luôn cần được đảm bảo thế nên hệ thống chống cháy, phòng cháy ở kho hàng luôn phải có và đảm bảo xử lý kịp thời nhất tránh thiệt hại không may xảy ra do cháy nổ, thời tiết gây ra.
Hệ thống xử lý khí thải chất thải: Cái này cần lưu tâm và bắt buộc phải có vì đây là tiêu chí mà luôn bị kiểm tra gắp gao nhất. Cần giảm tải nguồn chất thải ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống xung quanh khu vực kho là điều nên làm.
Địa chỉ thiết kế kho chứa hàng và cung cấp giá kệ uy tín
Vinatech Group là một trong những nhà sản xuất giá kệ hàng đầu Việt Nam. Đơn vị không chỉ cung cấp giải pháp mà còn mang đến những sản phẩm, dịch vụ vượt trội.
Với 13 năm kinh nghiệm, Vinatech Group chuyên cung cấp các giải pháp lưu trữ thông minh như kệ Shuttle, kệ di động, kệ tay quay, và kệ ASRS. Mọi nhu cầu của khách hàng đều được chúng tôi lên bản thiết kế kho chứa hàng phù hợp.
Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết hoặc muốn liên hệ để được tư vấn cụ thể, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, báo giá.
Thiết kế kho hàng là bước quan trọng trước khi xây dựng kho hàng cho doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch chi tiết, lựa chọn giải pháp phù hợp và áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng kho hàng và nâng cao lợi nhuận.
Tại Vinatech Group, khách hàng sẽ được thiết kế kho hoàn toàn miễn phí khi sử dụng giải pháp giá kệ của chúng tôi. Để nhận tư vấn vui lòng liên hệ hotline: 086.758.9999. Dưới đây là một số thiết kế, bản vẽ dự án nổi bật mà chúng tôi đã thực hiện cho khách hàng.