Kho chung là gì? Kho chung có vai trò và ứng dụng thế nào đối với doanh nghiệp. Hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kéo theo đó là nhu cầu lưu trữ hàng hóa để đáp ứng kịp thời sức tiêu thụ của thị trường. Việc xây dựng và thiết kế kho hàng cho riêng công ty là nhu cầu tất yếu.
Cùng với xu hướng đó thì việc sử dụng kho lưu trữ chung cho nhiều mặt hàng cũng đang là giải pháp mà nhiều công ty lựa chọn. Vậy với phương pháp này có ưu điểm và hạn chế thế nào? Sau đây hãy cùng Vinatech Group tìm hiểu nhé!
Kho chung là gì?
Kho chung là nơi lưu trữ hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau, thường sử dụng trong mô hình kinh doanh B2B và B2C. Các công ty sử dụng kho để lưu trữ hàng hóa trước khi được phân phối đến các cửa hàng bán lẻ, đại lý hoặc trực tiếp đến khách hàng. Đây cũng là nơi các nhà cung cấp có thể gửi hàng trực tiếp, giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển.
Kho chung cũng là các kho bãi thông thường có chức năng lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Tuy nhiên, những kho này được xây dựng theo hướng tối ưu về diện tích, không gian, khả năng vận hành cũng như chi phí quản lý.
Kho chung thường là nơi hàng hóa được cất trữ do một hay nhiều cá nhân, công ty đầu tư xây dựng để phục cho mục đích kinh doanh. Trong kho thường lưu trữ đa dạng các loại hàng hóa khác nhau và từ nhiều cá nhân/đơn vị khác nhau (đó là lý do tại sao lại sử dụng từ “chung”).
Ưu điểm của kho chung
Dựa trên những nội dung ở trên, chúng ta có thể hiểu phần nào về kho chung cũng như đặc điểm của nó. Kho chung sẽ là hệ thống kho:
- Lưu trữ cùng lúc hàng hóa của nhiều cá nhân/đơn vị khác nhau;
- Được đầu tư theo tiêu chuẩn, đã có sẵn hệ thống giá kệ kho hàng, cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc lưu trữ và bảo quản hàng hóa;
- Cần đảm bảo các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, an ninh hàng hóa theo quy định;
- Các hoạt động xử lý, khai thác trong kho chung sẽ do đơn vị cung cấp dịch vụ kho đáp ứng;
- Chỉ có những nhân viên được cấp phép mới có thể vào kho chung (không phải ai cũng có thể vào kho chung);
- Hàng hóa trong kho chung sẽ được quản lý theo hệ thống mã vạch, barcode;
- Hàng hóa của các đơn vị thường được lưu trữ ở những khu vực khác nhau và có code vị trí riêng để dễ dàng khai thác;
- Chi phí xây dựng kho chung tiết kiệm, rẻ hơn so với thuê hoặc xây dựng kho riêng.
Hạn chế của kho chung
Thực tế thì ngoài các ưu điểm kho chung trong lưu trữ hàng hóa thì mô hình này cũng có hạn chế như:
- Không gian có thể không có sẵn: Kho chung có rất nhiều khách hàng lưu hàng hóa. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tăng số lượng hàng hóa lưu trữ ở kho lên thì cần phải có một kế hoạch đặt trước, đặc biệt trong mùa cao điểm. Có như vậy mới đủ không gian đáp ứng nhu cầu lưu kho của khách hàng được.
- Khó đáp ứng cho những sản phẩm đặc thù: Dịch vụ kho chung phục vụ lưu trữ nhiều loại mặt hàng đa dạng nên chỉ thường đáp ứng ở mức cơ bản, phù hợp với số đông. Với các sản phẩm đặc thù đòi hỏi tính chuyên môn và điều kiện lưu trữ đặc biệt (độ ẩm, nhiệt độ, không gian, giám sát,…) thì không phải lúc nào cũng có sẵn dịch vụ cho bạn, hoặc là chi phí sẽ khá cao.
Ưng dụng của kho chung
Những mặt hàng có thể lưu trữ trong kho chung: Hầu như mọi loại hàng lưu trữ trong kho riêng đều có thể lưu trữ trong kho chung được. Điều này tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê. Một số mặt hàng thông dụng như:
- Hàng thương mại điện tử
- Hàng bán lẻ
- Đồ đạc gia dụng
- Hàng may mặc
- Thực phẩm gói
- Bao bì
- Mỹ phẩm
- …
So sánh kho chung và kho riêng
Thực tế việc xây dựng kho chung hay kho riêng để lưu trữ hàng hóa đều có những lợi ích khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về 2 mô hình mà Vinatech Group tổng hợp:
Đặc điểm | Kho chung | Kho riêng |
Diện tích/không gian | Thay đổi linh hoạt theo nhu cầu. Có thể tăng giảm diện tích thuê theo mùa vụ. | Cố định. |
Chi phí đầu tư | Chi phí đầu tư bằng 0. Cơ sở hạ tầng và thiết bị có sẵn. | Chi phí đầu tư xây dựng, mua máy móc thiết bị, đào tạo nhân sự, bảo trì, vận hành, quản lý,… |
Chi phí khác | Phí thuê kho hàng tháng. Sử dụng bao nhiêu trả phí thuê kho bấy nhiêu. | Nếu xây kho riêng: Lương nhân viên hàng tháng, chi phí điện nước,…Nếu thuê kho riêng: Phí thuê cố định hàng tháng, điện nước,… |
Mức độ kiểm soát | Kiểm soát từ xa thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ. | Mức độ kiểm soát cao do doanh nghiệp tự quản lý. |
Hoạt động xuất nhập hàng | Cần có kế hoạch trước. | Có thể tiến hành bất cứ lúc nào. |
Mức độ linh hoạt về địa điểm | Có thể chấm dứt hợp đồng và chuyển địa điểm thuê kho chỉ trong thời gian ngắn. | Kho hàng cố định và cần thời gian rất lâu để sang nhượng/thay đổi địa chỉ. |
Rủi ro (hư hỏng, mất mát tài sản) | Được bồi thường bởi bên cho thuê kho. | Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm. |
Thủ tục hành chính | Không liên quan tới thủ tục hành chính. Chỉ cần trả phí hàng tháng theo hóa đơn sử dụng dịch vụ. | Phải khai báo thêm địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh. |
Quản lý | Thường dịch vụ cho thuê kho chứa hàng sẽ quản lý hàng hóa cho người dùng. | Cần có đội ngũ quản lý số liệu hàng hóa xuất nhập tồn. |
Lý do doanh nghiệp nên sử dụng kho chung
So với việc đầu tư xây dựng hay thuê hẳn một kho riêng để lưu trữ hàng hóa, việc sử dụng kho chung là giải pháp tối ưu hơn cho nhiều doanh nghiệp bởi:
- Khả năng tiết kiệm chi phí: Với kho chung, các đơn vị sẽ không còn phải lo nhiều về chi phí cố định hàng tháng: điện, nước, bảo hành, bảo trì hay số tiền lớn để xây dựng kho. Các chi phí quản lý hàng hóa cũng sẽ tiết kiệm hơn nhờ việc sử dụng dịch vụ chuyên môn hóa với sản lương hàng lớn (từ phía đơn vị cung ứng dịch vụ).
- Khả năng thích ứng: Tùy theo thời điểm, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp diện tích kho sử dụng. Điều này giúp đơn vị tối ưu hơn về khả năng vận hành, tối ưu về chi phí. Có thể tận dụng chi phí đó để đầu từ, sản xuất.
- An toàn hơn: Các kho chung đều là những hệ thống kho được xây dựng theo tiêu chuẩn. Những kho này đảm bảo các điều kiện bảo quản phù hợp cho hàng hóa. Kho cũng được trang bị đầy đủ các hệ thống như: camera an ninh, giám sát, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, cửa, giá kệ, … Kho chung cũng có nhiều loại kho khác nhau để doanh nghiệp có thể lựa chọn bảo quản hàng hóa (kho thường, kho lạnh, kho mát, kho tài liệu, …)
Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có lượng hàng cần lưu trữ biến động, kinh doanh theo thời vụ thì kho chung sẽ phù hợp hơn cả. Ngoài ra, khi công ty chỉ có đội ngũ nhân sự mỏng, thì thuê kho chứa hàng chung sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí thuê người để quản lý, vận hành kho.
Bởi các kho chung đều có sẵn lực lượng bảo vệ, thủ kho, bốc xếp, kế toán,… Giúp bạn an tâm hàng hóa luôn được bảo quản an toàn, được báo cáo tình trạng định kỳ mà không mất quá nhiều thời gian hay nhân sự để quản lý.
Vinatech Group – Đơn vị thiết kế kho chứa hàng chuyên nghiệp
Vinatech Group hiện là địa chỉ chuyên cung cấp giải pháp thiết kế kho hàng riêng, kho hàng chung cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Chúng tôi mang tới các mô hình nhà kho thông minh giúp khách hàng và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa.
Các hệ thống kệ để hàng của chúng tôi được chia thành từng khu vực cụ thể, tích hợp với các trang bị trang thiết bị hiện đại. Dù cho bất kỳ mô hình kho chung hay riêng thì doanh nghiệp đều được bảo quản trong không gian riêng tư, không bị pha trộn với các mặt hàng khác. Cùng với đó hàng hóa sẽ được tổ chức theo hệ thống ô kệ theo tiêu chuẩn.
Hơn nữa, an toàn hàng hóa của bạn là ưu tiên hàng đầu tại hệ thống của. Hàng hóa sẽ được bảo vệ bởi dịch vụ an ninh 24/24, giám sát camera, và quản lý hàng hóa chuyên nghiệp để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Tâm lý chung của doanh nghiệp là muốn sở hữu một kho hàng riêng để chủ động trong việc xuất nhập, phân phối hàng. Nhưng với thị trường bất động sản không ngừng biến động, chi phí để thuê hoặc đầu tư xây dựng kho hàng riêng là không hề nhỏ.
Vì vậy nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng kho chung để có thể vừa lưu trữ hàng hóa, vừa cung cấp dịch vụ cho thuê kho thì có thể liên hệ cho Vinatech Group để được tư vấn tốt nhất nhé!
Vinatech là đơn vị sản xuất giá kệ kho hàng, kệ siêu thị lớn nhất Việt Nam hiện nay, với rất nhiều mẫu sản phẩm giá kệ chất lượng hàng đầu.