Xe tự hành AGV là gì? Vai trò, ưu điểm, ứng dụng vào kho hàng

Xe tự hành AGV là gì? Vai trò và ưu điểm của xe tự hành trong lưu lữu hàng hóa trong kho như thế nào? Với thời đại công nghệ 4.0 và công nghệ AI được ứng dụng vào kho hàng thì AGV được đánh giá lựa chọn tối ưu giúp cải thiện năng suất và tiết kiệm chi phí.

Xe tự hành là giải pháp thiết kế chuyên dụng trong nhà máy, với chức năng vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu trong các nhà xưởng, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm thương mại mà không cần đến sự can thiệp của nhân công.

Vậy dòng xe này còn cấu tạo thế nào? Ứng dụng ra sao? Hãy cùng Vinatech Group tìm hiểu nhé!

Xe tự hành AGV là gì

Xe tự hành AGV là gì?

Xe tự hành AGV là viết tắt của Automation Guided Vehicle, đây là loại xe sử dụng công nghệ dẫn đường để tự động di chuyển nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu đến những địa điểm đã được đánh dấu sẵn mà không cần sự can thiệp của con người. Xe tự hành AGV còn được gọi với nhiều tên khác như Robot AGV, Robot vận chuyển hàng tự động.

Xe tự hành AGV được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, như nhà kho thông minh (Smart Warehouse), dây chuyền sản xuất, bệnh viện và các cơ sở sản xuất khác. Chúng có thể được lập trình để thực hiện các tác vụ như vận chuyển hàng hóa từ vị trí này đến vị trí khác, sắp xếp hàng hóa, lấy và đặt hàng hóa, và nhiều tác vụ khác.

Xe tự hành AGV thường được trang bị các cảm biến và công nghệ điều khiển tự động để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển và thực hiện các tác vụ. Các cảm biến này bao gồm laser, máy ảnh, radar, và các cảm biến khác để phát hiện và tránh các vật cản trên đường đi.

Hiện nay xe tự hành AGV được sử dụng trong hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu của nhiều ngành nghề như: Công nghiệp ô tô, điện điện tử, Logistic, dược phẩm, y tế, hàng tiêu dùng…

Xe tự hành AGV là gì

Các loại xe tự hành AGV

Xe tự hành AGV được phân chia thành các loại chính là: Xe tự hành dạng đẩy, dạng nâng, dạng kéo, dạng chở. Thế nhưng tùy vào mục đích sử dụng của nhà máy mà doanh nghiệp có thể lựa chọn những dòng xe AGV phù hợp nhất.

  • AGV dạng kéo: Xe AGV dạng kéo giống như các toa tàu. Chúng thực hiện nhiệm vụ kéo các thùng hàng phía sau. Các bộ phận của xe AGV dạng kéo được kết nối tự động thông qua móc kéo. Loại này được sử dụng chủ yếu trong việc vận chuyển các linh kiện điện tử, khung, vỏ xe tại các xưởng lắp ráp xe máy, ô tô.
  • AGV dạng chở: Robot tự hành AGV dạng chở thực hiện di chuyển tự động đến các điểm đã được đánh dấu trước đó. AGV dạng chở thường được trang bị khay chứa để thuận tiện cho quá trình thực hiện nhiệm vụ. AGV dạng chở thường được dùng để chuyên chở sản phẩm hàng hóa gọn nhẹ, vật liệu ít cồng lềnh.
  • AGV dạng nâng: AGV dạng nâng thực hiện nhiệm vụ chính là nâng sản phẩm, vật liệu, hàng hóa trên kệ hoặc sàn. Robot tự hành AGV dạng nâng có cấu trúc phức tạp. Do đó quy trình sửa chữa, bảo dưỡng cũng tốn kém hơn so với những loại xe tự hành khác.
  • AGV dạng đẩy: AGV dạng đẩy có tính linh hoạt cao, giá thấp. Do đó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Xe tự hành AGV là gì

Cấu tạo xe tự hành AGV

Chi tiết cấu tạo của xe tự hành AGV trong kho hàng:

Xe tự hành AGV

Bộ phận dò đường

Trong đó bộ phận này của xe tự hành được phân ra 2 loại gồm:

  • Loại chạy không theo đường dẫn (Free Path Navigation): Xe tự hành AGV có tính linh hoạt cao, được định vị vị trí thông qua các cảm biến quay hồi chuyển. Những cảm biến này có nhiệm vụ xác định hướng di chuyển cho xe tự hành AGV. Bên cạnh đó, AGV còn sử dụng các cảm biến Laser. Chúng được dùng để xác định những vật thể xung quanh trong quá trình di chuyển. Hoặc hệ thống định vị cục bộ phụ trách xác định tọa độ tức thời. Vì thế mà xe tự hành có thể di chuyển đến bất cứ vị trí nào trong phạm vi điều khiển. Chúng có thể tự động tìm kiếm đường đi ngắn nhất để tiết kiệm thời gian di chuyển.
  • Loại chạy theo đường dẫn (Fixed Path Navigation): Loại chạy theo đường dẫn bao gồm: băng từ, đường ray, vạch màu, đường dây từ…Nhờ đó mà dòng xe này sẽ di chuyển theo đường này để đi đến những vị trí đã được xác định trên bản đồ di chuyển. Loại xe này có đặc điểm chung là đường đi cố định. Nếu như muốn thay đường đi cần thiết lập lại hệ thống của đường dẫn. Nhưng trên thực tế, công nghệ điều khiển này có chi phí thấp hơn so với loại chạy không theo đường dẫn. Hệ thống cảm biến được trang bị cho máy này có thể là cảm biến kim loại, cảm biến quang hoặc cảm biến từ trường.

Cảm biến phát hiện vật cản

Xe tự hành AGV được trang bị các cảm biến phát hiện vật cản để đảm bảo an toàn khi di chuyển. Các cảm biến này bao gồm nhiều loại như: cảm biến laser, cảm biến siêu âm, cảm biến quang…Tùy thuộc vào cấu hình của AGV mà sẽ sử dụng những loại cảm biến khác nhau.

Các loại cảm biến có thể được mô tả như sau:

  • Cảm biến siêu âm: Cảm biến siêu âm sử dụng sóng âm để phát hiện vật cản. Chúng gửi tín hiệu siêu âm và đo thời gian từ khi sóng phát đi đến khi sóng phản xạ quay trở lại. Dựa trên thời gian này, robot có thể tính toán khoảng cách từ nó đến vật cản. Cảm biến siêu âm thường có phạm vi hoạt động rộng và khá chính xác trong việc phát hiện các vật cản cứng như tường, người hoặc các vật thể cứng khác.
  • Cảm biến hồng ngoại: Cảm biến hồng ngoại sử dụng tia hồng ngoại để phát hiện vật cản. Chúng phát ra tia hồng ngoại và nhận tín hiệu phản xạ từ vật cản. Dựa trên mức độ phản xạ, robot có thể xác định sự hiện diện của vật cản và tính toán khoảng cách tương đối. Cảm biến hồng ngoại thường được sử dụng để phát hiện vật cản nhưng không phải làm việc tốt trong môi trường có ánh sáng mạnh hoặc vật cản có màu sắc tương đối gần với môi trường.
  • Cảm biến laser: Cảm biến laser sử dụng tia laser để quét môi trường và tạo ra một bản đồ 2D hoặc 3D. Dựa trên thông tin từ cảm biến laser, robot có thể xác định vị trí và hình dạng của các vật cản. Cảm biến laser thường có độ chính xác cao và phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu định vị và phát hiện chính xác vật cản.

Cảm biến va chạm của xe tự hành AGV

Cảm biến va chạm là một thành phần quan trọng trên xe tự hành AGV (Automated Guided Vehicle) để phát hiện va chạm và ngăn chặn các va chạm không mong muốn. Cảm biến va chạm thường được sử dụng để giảm thiểu thiệt hại vật chất, đảm bảo an toàn và bảo vệ thiết bị và môi trường xung quanh.

Drive và động cơ

Dựa theo trọng tải hàng hóa thực hiện mà xe tự hành AGV sẽ được trang bị 1-2 Driver động cơ để hoạt động. Điều này có tác động trực tiếp đến công suất, dung lượng pin, điện áp động cơ trong cấu tạo Robot.

Xe tự hành AGV là gì

Thiết bị truyền và nhận dữ liệu

Thiết bị truyền và nhận dữ liệu của xe tự hành AGV (Automated Guided Vehicle) bao gồm các thành phần sau:

  • Trạm cơ sở (Base Station): Trạm cơ sở là một thiết bị tạo ra và quản lý mạng truyền thông không dây để giao tiếp với các xe tự hành AGV. Nó có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ liên lạc, gửi và nhận dữ liệu từ AGV. Trạm cơ sở thường được cài đặt tại các vị trí chiến lược trong khu vực hoạt động của AGV.
  • Thiết bị thu phát RF (Radio Frequency): AGV thường sử dụng công nghệ truyền thông không dây RF để truyền và nhận dữ liệu. Thiết bị thu phát RF được cài đặt trên AGV để tạo ra và thu nhận các tín hiệu RF để giao tiếp với trạm cơ sở và các thiết bị khác trong mạng.
  • Mạch điều khiển và bộ xử lý: AGV được trang bị mạch điều khiển và bộ xử lý để xử lý dữ liệu và thực hiện các nhiệm vụ điều khiển. Mạch điều khiển và bộ xử lý có thể bao gồm vi xử lý, vi mạch, vi điều khiển hoặc các thiết bị tương tự để xử lý và điều khiển dữ liệu truyền và nhận từ trạm cơ sở và các thiết bị khác.
  • Các cảm biến và bộ truyền tín hiệu: AGV thường được trang bị các cảm biến như cảm biến tiệm cận, cảm biến hình ảnh, cảm biến vị trí hoặc cảm biến khác để thu thập thông tin về môi trường xung quanh. Các cảm biến này gửi tín hiệu về AGV thông qua các bộ truyền tín hiệu để xử lý và truyền dữ liệu đến mạch điều khiển.
  • Giao diện và cổng kết nối: AGV có thể được trang bị các giao diện và cổng kết nối như cổng Ethernet, cổng USB, cổng RS232 hoặc RS485 để kết nối với các thiết bị ngoại vi, máy tính hoặc hệ thống quản lý AGV. Các giao diện và cổng này cho phép truyền và nhận dữ liệu qua cáp hoặc kết nối với các thiết bị ngoại vi khác.

Pin và sạc của xe

Pin và sạc của xe tự hành AGV có nhiều loại khác nhau. Có thể kể đến rất nhiều loại pin như: Lithium, Pin Lithium sắt Photphat – LIFE04, ắc quy khô, ắc quy chì axit.

Sạc cũng có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động của Robot là lựa chọn kiểu sạc tự động hay sạc bằng tay.

Bộ điều khiển trung tâm

Bộ điều khiển trung tâm được lập trình giúp điều khiển Robot tự hành chạy độc lập hoặc kết hợp với nhiều loại xe khác trong dây chuyền sản xuất hoặc nhà kho thông minh. Bên cạnh đó, bộ phận này còn có chức năng giúp xe chạy theo sự quản lý của trung tâm điều hành.

Bộ phận kết nối xe hàng của xe tự hành AGV

Bộ phận kết nối xe hàng có thể được cài đặt để hoạt động tự động hoặc bằng tay theo đúng yêu cầu.

Cảm biến vị trí

Cảm biến vị trí của xe tự hành AGV được dùng để xác định các điểm lấy hàng, điểm dừng, điểm trả hàng, điểm rẽ hoặc vị trí sạc pin. Ngoài ra, bộ phận này còn giúp trung tâm điều khiển có thể xác định chính xác vị trí của xe ở trên bản đồ di chuyển của phương tiện.

Giao diện người dùng

Giao diện người dùng của xe tự hành AGV (Automated Guided Vehicle) cung cấp một phương tiện để người dùng tương tác và điều khiển AGV. Các thành phần chính của giao diện người dùng bao gồm:

  • Màn hình: Một màn hình được cài đặt trên xe tự hành AGV để hiển thị thông tin cho người dùng. Màn hình có thể hiển thị các thông số về trạng thái của AGV, thông tin về vị trí hiện tại, dữ liệu sensor, lộ trình di chuyển, các lệnh điều khiển và các thông báo hoạt động.
  • Nút ấn và đèn báo: AGV có thể có các nút ấn và đèn cảnh báo để người dùng có thể thực hiện các lệnh điều khiển và nhận thông tin trạng thái. Các nút ấn có thể bao gồm nút bắt đầu, nút dừng, nút điều khiển hướng di chuyển hoặc các nút chức năng khác. Đèn báo sẽ thường được sử dụng để hiển thị trạng thái hoạt động như AGV đang hoạt động, đang dừng, gặp sự cố, hoặc cần chú ý từ người dùng.
  • Kết cấu cơ khí: AGV có thể có các kết cấu cơ khí như tay cầm, tay nắm hoặc nút bấm để người dùng có thể điều khiển vận hành của AGV. Ví dụ, người dùng có thể điều khiển AGV bằng cách di chuyển tay cầm hoặc tay nắm theo hướng mong muốn.

Hệ thống điều khiển xe tự hành AGV

Hệ thống Robot AGV bao gồm những thành phần quan trọng như sau:

  • Vehicle – Kết cấu khí của xe tự hành: Kết cấu chắc chắn giúp xe tự hành AGV có thể vận chuyển hàng hóa có trọng tải lớn.
  • Software – Phần mềm máy chủ: Chức năng điều khiển giúp AGV vận hành suôn sẻ, linh hoạt, không tắc nghẽn giao thông, chỉ yêu cầu chuyển đổi của xe.
  • Bộ điều khiển trung tâm: Bộ điều khiển được lập trình để điều khiển xe chạy độc lập hoặc chạy theo sự quản lý của trung tâm điều hành.
  • Giao tiếp không dây: giúp dễ dàng giao tiếp với hệ thống quản lý kho, hệ thống quản lý tài nguyên, hệ thống kiểm tra sản xuất.
  • User Interface – Giao diện người dùng: Giao diện người dùng thực hiện các nhiệm vụ như: quản lý báo động và liên lạc cho xe, quản lý báo cáo để phân tích và cải thiện hoạt động tổng thể.
  • Pin/ bộ sạc – Pin/Bộ không kết nối: Các loại pin được sử dụng trong AGV bao gồm: Nguồn điện cảm ứng, Pin nhiên liệu, Axit chì ngập, Nicad, Lithium iot.
  • Thiết bị truyền nhận dữ liệu: Thông qua hệ thống thu phát sóng từ xa, AGV sẽ truyền và nhận dữ liệu với trung tâm điều hành sản xuất. Thông qua hệ thống điều khiển xe AGV này, AGV sẽ nâng cao tính linh hoạt trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, người điều hành dễ dàng kiểm soát được tuyến làm việc, tình trạng xe. Các thiết ị truyền nhận dữ liệu bao gồm bộ thu phát sóng RF hoặc Wifi.
  • Bộ phận kết nối xe hàng: Bộ phận này giúp kết nối với xe hàng, chúng có thể hoạt động tự động hoặc bằng tay.

Xe tự hành AGV hoạt động bằng Pin và có một số cách để sạc pin như sau:

  • Trao đổi Pin: Khi mức pin giảm xuống một điểm nhất định thì xe tự hành AGV sẽ tự – động chuyển hướng di chuyển đến trạm thay thế pin
  • Sạc tự động: Khi mức pin giảm xuống tới một điểm nhất định thì xe tự hành AGV tự động chuyển hướng di chuyển đến trạm sạc pin.

Nguyên lý hoạt động của xe tự hành AGV

Xe tự hành AGV hoạt động thông qua một hệ thống tự động hóa và các công nghệ điều khiển để di chuyển và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Dưới đây là một quy trình tổng quan về cách một AGV hoạt động:

  • Lập trình và lập bản đồ: Trước khi hoạt động, AGV cần được lập trình và lập bản đồ môi trường làm việc của nó. Điều này bao gồm xác định các vị trí, đường đi, vùng cấm và các yêu cầu khác trong môi trường làm việc.
  • Phát hiện môi trường: AGV được trang bị các cảm biến để phát hiện và thu thập thông tin về môi trường xung quanh. Các cảm biến này bao gồm cảm biến siêu âm, cảm biến hồng ngoại, cảm biến tiệm cận, cảm biến lực… Các cảm biến sẽ giúp AGV xác định vị trí, hướng đi, chướng ngại vật và các yếu tố khác.
  • Xử lý dữ liệu và quyết định: Dữ liệu từ các cảm biến được gửi đến bộ xử lý của AGV để phân tích và đưa ra quyết định. Bộ xử lý sẽ xử lý thông tin về vị trí hiện tại, vị trí đích, đường đi tối ưu và các ràng buộc khác để quyết định hướng đi và các hành động cần thực hiện.
  • Điều khiển di chuyển: Sau khi đưa ra quyết định, AGV sử dụng hệ thống điều khiển để điều chỉnh tốc độ, hướng đi và quỹ đạo di chuyển. Hệ thống điều khiển này có thể sử dụng các phương pháp như điều khiển tuyến tính, điều khiển PID (Proportional-Integral-Derivative), điều khiển tối ưu, và nhiều phương pháp điều khiển khác.
  • Tương tác và truyền thông: Một số AGV có khả năng kết nối với mạng nội bộ hoặc hệ thống quản lý thông qua kết nối không dây hoặc cáp. Điều này cho phép AGV truyền tải dữ liệu và nhận lệnh điều khiển từ hệ thống quản lý hoặc từ người điều khiển.
  • Thực hiện nhiệm vụ: AGV thực hiện nhiệm đã được lập trình sẵn. Chẳng hạn như vận chuyển hàng hóa từ vị trí này đến vị trí khác trong nhà máy sản xuất, nâng hoặc bốc xếp hàng hóa trong kho.

Xe tự hành AGV là gì

Lợi ích của xe tự hành AGV

Xe tự hành AGV được sử dụng trong các nhà máy sản xuất, nhà kho thông minh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp so với các phương pháp vận chuyển hàng truyền thống, một số ưu điểm của AGV như sau:

Hoạt động 24/7

AGV có thể hoạt động 24/7, giúp nâng cao năng suất lao động

Robot tự hành AGV có thể hoạt động liên tục và làm việc không biết mệt mỏi. Nó chỉ dừng hoạt động khi pin đã cạn hoặc gặp các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Do đó, sử dụng AGV giúp tăng năng suất lao động một cách đáng kể.

AGV thay thế nhân công, giảm chi phí lao động

Với một lao động bình thường, doanh nghiệp thường mất chi phí để chi trả lương và các phúc lợi khác như bảo hiểm, ăn uống, đi lại, tiền bảo hiểm, tiền tăng ca. Thế nhưng với AGV, chỉ cần một khoản đầu tư chi phí ban đầu, không cần thêm bất cứ khoản nào trong thời gian hoạt động về sau chúng vẫn có thể hoạt động hết công suất.

Hầu hết các doanh nghiệp đã ứng dụng xe tự hành AGV trong quy trình sản xuất của mình cũng có khả năng hoàn vốn nhanh. Sau thời gian hoàn vốn, giá trị mà doanh nghiệp nhân được do Robot tự hành AGV mang lại được tính vào lợi nhuận thuần.

Xe tự hành AGV là gì

Xe tự hành AGV đảm bảo an toàn lao động

AGV hoàn toàn có thể hoạt động độc lập mà không cần đến sự can thiệp của công nhân, hơn thế nữa, AGV hoàn toàn đáp ứng khổi lượng hàng hóa với tải trọng lớn.

Một trong các lợi ích của xe tự hành AGV là chúng có thể đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bởi một chiếc xe tự hành AGV sẽ được tích hợp cùng lúc nhiều loại cảm biến khác nhau. Bản chất là một chiếc xe tự di chuyển không cần con người, được dẫn đường theo hướng cố định nên được chú trọng đến tính an toàn.

Đối với các thiết bị vận chuyển hàng hóa thông thường vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây ra tai nạn trong quá trình hoạt động. Một trong những nguyên nhân đó là người người điều khiển không tập trung, mệt mỏi, dễ gây ra tai nạn. Thế nhưng đối với xe tự hành AGV, sau khi hoạt động, chúng sẽ được cài đặt chế độ tự di chuyển về vị trí sạc pin. Như vậy có thể nói AGV đảm bảo độ an toàn từ đầu đến cuối trong quá trình làm nhiệm vụ.

Ngoài ra, Robot tự hành AGV có thể hoạt động trong các môi trường khác nhau, không an toàn với con người. Ví dụ như môi trường có nhiệt độ quá cao, quá thấp hoặc xung quanh có nhiều vật liệu nguy hiểm.

Việc đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc và sản xuất đều góp phần làm giảm chi phí và thời gian lãng phí do ngừng hoạt động để xử lý sự cố. Nhờ vậy mà góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

AGV cải thiện chất lượng sản xuất

Việc thay thế con người bằng máy móc giúp doanh nghiệp loại bỏ những sai sót trong quá trình quá sản xuất sản phẩm. Bởi có thể quy trình làm việc chính xác nhưng người thực hiện không nghiêm túc trong quá trình làm việc thì vẫn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, như: sản phẩm bị lỗi, sản xuất dư thừa.

Thế nhưng với máy móc lại không như vậy, chúng được lập trình chi tiết với những cải tiến về độ chính xác. Do vậy mọi thứ được kiểm soát bằng con số cụ thể. Máy móc hoạt động hết công suất sẽ giúp quy trình hoạt động trở nên năng suất, hiệu quả và chính xác hơn. Bằng cách tích hợp Robot tự hành AGV vào quy trình sản xuất hay hệ thống kho hàng, bạn dễ dàng hợp lý hóa quy trình vận chuyển sản phẩm, kiểm kho hay dự trữ vật liệu cho sản xuất.

Xe tự hành AGV là gì

Nâng cao năng suất lao động

Hầu hết các AGV đều được thiết kế với độ chính xác cao, đảm bảo quá trình vận chuyển không xảy ra lỗi hay sai sót. AGV có thể hoạt động liên tục 24/7 giúp tối ưu năng suất lao động.

Tính mô đun

Khi hoạt động của bạn mở rộng, bạn có thể dễ dàng thêm các AGV bổ sung khi cần thiết. Điều này cho phép bạn tránh được khoản đầu tư ban đầu quá cao vì thay vì mua 20 hoặc 30 AGV cùng một lúc, bạn có thể bắt đầu với một hoặc hai và chuyển đổi từ từ, cuối cùng mở rộng đội xe của bạn sang hoạt động hoàn toàn tự động hoặc chủ yếu là tự động.

Ít tốn kém hơn so với các hệ thống tự động hóa cố định

Trong nhiều trường hợp, AGV thực hiện các nhiệm vụ tương tự như các giải pháp tự động hóa cố định như băng tải. Các hệ thống tự động hóa cố định có thể tốn kém để triển khai và thường tác động đến quy trình làm việc trong quá trình thực hiện, cần có thời gian để đưa các hệ thống vào vị trí, và đôi khi một cơ sở không thể hoạt động trong quá trình thực hiện.

Mặt khác, AGV ít tốn kém hơn để thực hiện và quan trọng hơn là không ảnh hưởng đến các hoạt động trong khi thực hiện. Điều này dẫn đến thời gian ngừng hoạt động ít hơn và tăng năng suất. Ngoài ra, các cơ sở thường sẽ cần phải điều chỉnh quy trình làm việc và bố trí để đáp ứng nhu cầu và tăng tính linh hoạt. Một hệ thống tự động hóa cố định, một khi được triển khai, rất khó di chuyển và tốn kém. Mặt khác, AGV có thể dễ dàng được lập trình lại để đi theo các con đường mới.

Xe tự hành AGV là gì

Hạn chế của xe tự hành AGV

Xe tự hành AGV có nhiều ưu điểm khi sử dụng nhưng cũng có một số nhược điểm bạn cần chú ý:

  • Đầu tư ban đầu tiềm năng cao: AGV tăng lợi nhuận cuối cùng cho một hoạt động bằng cách giảm chi phí lao động và tăng năng suất, nhưng nó phải trả giá: đầu tư ban đầu. Mua một AGV, trong ngắn hạn, có thể sẽ tốn kém hơn so với việc thuê nhân viên hoặc sử dụng các thiết bị khác như xe nâng. Thông thường trong dài hạn, khoản tiết kiệm được thực hiện đầy đủ. Khoản đầu tư ban đầu này có thể gây gánh nặng cho các hoạt động nhỏ hơn có thể chưa sẵn sàng tiếp cận vốn.
  • Chi phí Bảo trì: Như với bất kỳ thiết bị nào, AGV sẽ cần được bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa không thường xuyên. Và mặc dù các AGV sẽ không được vận hành trực tiếp bởi nhân viên, nhưng chắc chắn sẽ có một số thời gian ngừng hoạt động do nhân viên được đào tạo và triển khai các AGV. Điều này không nhất thiết là một “bất lợi”, nhưng nên tính đến khả năng xảy ra một khoản chi phí liên tục không thường xuyên.
  • Không thích hợp cho các nhiệm vụ không lặp lại: AGV có ý nghĩa nhất trong các hoạt động giải quyết các tác vụ lặp đi lặp lại vì đó là những gì chúng được lập trình để làm. Nếu các nhiệm vụ trong hoạt động của bạn có xu hướng không lặp lại, thì chúng có thể được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn bởi nhân viên vận hành thiết bị khác (chẳng hạn như xe nâng).
  • Giảm tính linh hoạt của hoạt động: Một trong những lợi ích của việc có nhân sự là đôi khi các hoạt động đòi hỏi sự linh hoạt, chẳng hạn như khả năng chuyển đổi giữa các nhiệm vụ. AGV hoạt động theo các hệ thống và quy trình đặt trước, có thể gây khó khăn cho việc thay đổi nhanh chóng. Một mô hình kinh doanh có xu hướng phản ứng với các xu hướng hoặc theo cách khác là nhanh nhẹn có thể không phù hợp nhất với AGV.

Xe tự hành AGV là gì

Ứng dụng của xe tự hành AGV

Hệ thống xe tự hành AGV được sử dụng cho các công việc thường được xử lý bởi xe nâng, hệ thống băng tải hoặc xe đẩy thủ công, di chuyển khối lượng lớn vật liệu theo cách lặp đi lặp lại. Xe tự hành AGV thường chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động hậu cần như phân phối hàng hóa giữa các khu vực lưu trữ khác nhau trong cơ sở, bốc xếp hàng hóa trong khu vực nhận và gửi hàng cũng như các nhiệm vụ khác.

Vì xe tự hành AGV có thể vận chuyển tải nặng nên chúng cũng được sử dụng trong các trung tâm sản xuất để di chuyển các bộ phận có kích thước khác nhau đến dây chuyền lắp ráp.

Đây là một số ứng dụng phổ biến nhất của họ:

  • Xếp dỡ xe tải: Xe tự hành AGV có thể thực hiện các chức năng của xe nâng hoặc loại thiết bị xử lý thông thường khác. Ví dụ: những robot này có thể tự động loại bỏ hoặc tải hàng hóa lên xe tải.
  • Lưu trữ và truy xuất sản phẩm: Xe tự hành AGV có thể đặt vật phẩm vào vị trí lưu trữ tương ứng và di chuyển hàng hóa đến khu vực thực hiện đơn hàng. Những hoạt động di chuyển hàng hóa này tạo điều kiện bổ sung hàng hóa nhanh chóng, an toàn và tự động cho các giá đỡ và trạm lấy hàng cho cả sản phẩm và người vận hành.
  • Kết nối với trung tâm sản xuất: Xe tự hành AGV có thể được cấu hình để vận chuyển hàng hóa lớn, nặng và cồng kềnh. Điều này làm cho rô-bốt di động AGV trở thành lựa chọn phù hợp trong các nhà kho nằm gần trung tâm sản xuất. Các phương tiện được dẫn hướng tự động vận chuyển tải đến dây chuyền lắp ráp, đặc biệt là trong các lĩnh vực như ngành công nghiệp ô tô và hàng không.
  • Phân phối đồ dùng: Xe tự hành AGV không chỉ di chuyển hàng hóa nặng; họ cũng phân phối hàng hóa tại các cơ sở có trạm bán đồ dùng. Theo một lộ trình định sẵn, những phương tiện tự hành này sắp xếp hợp lý việc bổ sung hàng hóa đến các trạm lắp ráp bộ sản phẩm khác nhau, phân phối hàng hóa với số lượng chính xác theo yêu cầu.

Xe tự hành AGV được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất cho đến ngành thực phẩm và đồ uống, dược phẩm và ô tô. AGVs cung cấp nguyên liệu thô cần thiết một cách nhất quán và đáng tin cậy mà không cần sự can thiệp của con người, đảm bảo rằng dây chuyền sản xuất luôn có nguyên liệu họ cần mà không bị gián đoạn.

Xe tự hành AGV là gì

Có giải pháp nào thay thế xe tự hành?

Những lợi ích mà AGV mang lại đã tạo ra tiếng vang và đặt chúng ở vị trí trung tâm trong tâm trí của các nhà quản lý kho hàng và giám đốc điều hành chuỗi cung ứng, những người đang cân nhắc tự động hóa. Nhưng sự thật đơn giản là chúng không phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp.

Nếu bạn đang tìm cách tự động hóa hoạt động của mình nhưng lo lắng rằng AGV sẽ không đáp ứng được các nhu cầu cụ thể của bạn, thì có một tin tốt: Tự động hóa kho hàng có nhiều hình thức và công nghệ mà bạn có thể sử dụng để tăng hiệu quả và lợi nhuận cho hoạt động của mình.

Một số lựa chọn thay thế tiềm năng cho AGV mà bạn có thể muốn xem xét bao gồm:

  • Hệ thống băng tải
  • Hệ thống lưu trữ & truy xuất tự động (ASRS)
  • Băng tải xe đẩy trên cao
  • Robot di động tự động (AMR)

Trong số các tùy chọn này, AMR có thể phù hợp nhất với AGV về mặt sử dụng và mục đích.

Robot di động tự động (AMR) là một loạt robot kho hàng mới hơn có khả năng thực hiện cùng một nhiệm vụ cơ bản (vận chuyển hàng tồn kho) như AGV. Trong khi AGV là một công nghệ lớn, cồng kềnh, điều hướng trong cơ sở chủ yếu theo các tuyến đường cố định, được cài đặt trước, AMR dựa trên một bộ cảm biến và bản đồ phức tạp trên bo mạch cho phép chúng diễn giải môi trường xung quanh.

Sự khác biệt chính này có nghĩa là AMR thường có thể được sử dụng theo cách linh hoạt và trực quan hơn để:

  • Vận chuyển hàng tồn kho và sản phẩm giữa các khu vực
  • Hỗ trợ trong quá trình chọn đơn hàng
  • Phân loại sản phẩm và hàng tồn kho
  • Tăng khả năng hiển thị hàng tồn kho

Xe tự hành AGV là gì

Đơn vị thiết kế hệ thống kho hàng tích hợp xe tự hành AGV uy tín

Vinatech Group tự hào là đơn vị thiết kế kho hàng hiện đại kết hợp xe tự hành AGV giúp tối ưu lữu trữ cho kho hàng. Với hơn 14 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực phân phối kệ kho hàng. Chúng tôi đảm bảo khi thiết kế và thi công kho hàng cho doanh nghiệp sẽ tiết kiệm tới 50% chi phí lắp đặt, vận hành so với hệ thống kho hàng truyền thống.

Với các mẫu giá kệ hiện đại như: kệ Selective, kệ Double Deep, kệ Pallet, kệ Drive-In, kệ Shuttle, kệ con lăn, kệ Push Back, kệ VNA,… sẽ giúp kho hàng của bạn trở nên rộng rãi và tối đa hóa diện tích lưu trữ.

Ưu điểm khi lựa chọn Vinatech Group thiết kế kho thông minh kết hợp xe tự hành như:

  • Là giải pháp tự động vận chuyển hoàn hảo cho các máy sản xuất, siêu thị, trung tâm thương mại…
  • Tuyệt đối an toàn, tiết kiệm chi phí trong hoạt động và vận hành
  • Công nghệ dẫn đường Magnetic, QR code, Slam
  • Ứng dụng công nghệ AI, được thiết kế hiện đại, bảo hành trọn đời.

Trên đây là thông tin về xe tự hành AGV là gìVinatech Group đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ hiểu hơn về giải pháp tích hợp hiện đại cho kho hàng.

Liên hệ nhanh

Điện thoại

086.758.9999

Email

info@vinatechgroup.vn

Nhà máy Hệ thống đại lý