Dữ trữ hàng hóa là gì? Trước sự biến động không ngừng và khó dự đoán của thị trường cung cầu thì dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu là việc rất cần thiết với các doanh nghiệp, nhà cung ứng,…
Trong bài viết này, Vinatech sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ dự trữ hàng hóa là gì cũng như vai trò, giải pháp lưu trữ, bảo quản hàng hóa dự trữ trong kho giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Dự trữ là gì?
Dự trữ hay reserves là số tiền, hàng hoá, tài sản hoặc nguồn lực khác được giữ lại hoặc phân bổ để đảm bảo sự ổn định hoạt động của một tổ chức, quốc gia hoặc hệ thống tài chính.
Dự trữ thường được sử dụng để đối phó với các rủi ro hoặc khó khăn tài chính mà tổ chức hoặc quốc gia có thể gặp phải trong tương lai, như khủng hoảng tài chính, khủng hoảng thị trường hoặc thiên tai.
Hàng dự trữ là gì?
Hàng dự trữ là bao gồm các sản phẩm hay nguyên liệu, nhiên liệu đang lưu trong kho, đang trên đường vận chuyển, đang chờ sản xuất dở dang…và cả những thành phẩm đang chờ bán. Hay nói cách khác, dự trữ bao gồm: Tất cả các sản phẩm, hàng hoá mà doanh nghiệp có để bán; Tất cả nguyên vật liệu, phụ tùng mà doanh nghiệp lưu giữ và sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm hay cung cấp dịch vụ.
Dự trữ hàng hóa là gì?
Dự trữ hàng hóa sự ngưng đọng của hàng hóa trong quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại được hình thành từ khi nhập hàng hóa về kho đến khi cung cấp ra thị trường bán cho khách hàng.
Dự trữ hàng hóa hình thành do quan hệ cung cầu, giá cả và tính cạnh tranh thị trường; do yêu cầu xử lý mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng, nhằm đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra liên tục.
Tại sao doanh nghiệp cần dự trữ hàng hóa?
Trước sự biến động khó lường của thị trường và nhu cầu tiêu dùng thì dự trữ hàng hóa là việc cần thiết của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng tăng lên đột biến của khách hàng.
Doanh nghiệp sản xuất cần phải lưu trữ nguyên liệu đầu vào, dự trữ hàng hóa trong kho hàng đủ để duy trì quá trình sản xuất liên tục, hạn chế những rủi ro khi nhà cung ứng gặp vấn đề.
Dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại giúp:
- Đảm bảo tính ổn định trong việc lưu thông hàng hóa, có hàng bán ra liên tục cho khách hàng, tránh trường hợp hàng bị hết trong quá trình chuỗi sản xuất cung ứng ngưng trệ.
- Có thời gian đổi mới chính nguồn hàng dự trữ, tìm kiếm lợi nhuận và mở rộng kinh doanh
- Thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất và tiết kiệm chi phí
- Giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
- Thực hiện được những nhiệm vụ chính trị xã hội của doanh nghiệp: Dự trữ hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong các chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ, giúp khai thác các cơ hội thị trường và giảm thiểu rủi ro.
Nhu cầu dự trữ hàng hóa hiện nay
Dự trữ vật liệu, hàng hóa giúp việc sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp được liên tục và ổn định, hạn chế những rủi ro trong kinh doanh.
Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng… đều cần dự trữ hàng hóa bởi luôn có sự biến động không ngừng trên thị trường cung cầu và không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dự đoán trước.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp sẽ phải ngừng hoạt động sản xuất trong một thời gian ngắn vì một số lý do như: kỳ nghỉ, dịch bệnh, bảo trì hệ thống… Do đó, doanh nghiệp, các nhà bán buôn, bán lẻ đều cần lưu trữ đủ lượng hàng hóa để tránh trường hợp hàng bị hết trong quá trình chuỗi sản xuất ngưng trệ.
Ví dụ về dự trữ hàng hóa trong các lĩnh vực khác nhau
Những ví dụ về dự trữ hàng hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Lĩnh vực sản xuất
- Nhà máy sản xuất ô tô: Dự trữ các bộ phận xe (như động cơ, khung gầm, lốp xe), nguyên liệu (như thép, nhôm, nhựa), và thành phẩm (xe hoàn chỉnh) ở các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất.
- Nhà máy may mặc: Dự trữ vải, phụ liệu (như cúc áo, khóa kéo), và thành phẩm (quần áo) để đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu.
Lĩnh vực bán lẻ
- Siêu thị: Dự trữ đa dạng các mặt hàng tiêu dùng (như thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng) để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.
- Cửa hàng thời trang: Dự trữ quần áo, giày dép, phụ kiện theo mùa và xu hướng thời trang.
- Cửa hàng bán lẻ điện tử: Dự trữ điện thoại thông minh, máy tính xách tay, thiết bị điện tử gia dụng và phụ kiện.
Lĩnh vực dịch vụ
- Nhà hàng:Dự trữ nguyên liệu thực phẩm (như thịt, cá, rau củ), đồ uống, và nguyên liệu pha chế để chế biến món ăn.
- Khách sạn: Dự trữ khăn tắm, ga trải giường, gối, đồ dùng vệ sinh cá nhân, và các vật dụng cần thiết khác cho khách lưu trú.
- Hãng hàng không: Dự trữ nhiên liệu máy bay, thực phẩm và đồ uống cho hành khách, và các vật dụng cần thiết khác cho chuyến bay.
Lĩnh vực logistics
- Kho hàng: Dự trữ hàng hóa của các doanh nghiệp khác để vận chuyển và phân phối đến khách hàng.
- Trung tâm giao hàng bưu kiện: Dự trữ bưu kiện của khách hàng trước khi được giao đến địa chỉ nhận.
Lĩnh vực y tế
- Bệnh viện: Dự trữ thuốc men, vật tư y tế, dụng cụ y tế để phục vụ cho việc khám chữa bệnh.
- Nhà thuốc: Dự trữ thuốc men, thực phẩm chức năng, và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác.
Giải pháp dự trữ hàng hóa cho doanh nghiệp hiệu quả
Để dự trữ hàng hóa một cách hiệu quả, đầu tiên các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống kho bãi đạt chuẩn có hệ thống PCCC. Xây dựng một quy trình rõ ràng từ khâu nhận hàng, kiểm tra hàng đến dự trữ.
Cụ thể như sau:
- Nhận hàng: Tính toán, kiểm tra tình trạng hàng hóa, nguyên liệu trước khi nhập kho theo hoá đơn hay phiếu giao hàng.
- Dự trữ hàng: Thực hiện việc lưu giữ hàng hóa, nguyên vật liệu đúng phương pháp đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
- Kiểm tra hàng: Định kỳ nên kiểm tra hàng hóa đảm bảo hàng hoá không bị hư hỏng hay thất thoát.
- Ghi chép lại: Ghi chép và quản lý dữ liệu liên quan đến nhập, xuất hàng hóa để có những điều chỉnh phù hợp khi lưu trữ hàng hóa.
- Sắp xếp: Sắp xếp hàng hóa trong kho một cách gọn gàng để thuận tiện cho việc quan sát, kiểm kê, lấy hàng khi cần.
Và để việc lưu trữ, xếp đặt, quản lý hàng hóa dễ dàng hơn thì sử dụng kệ kho hàng chính là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Với sự hỗ trợ của hệ thống giá kệ giúp tối ưu 70% không gian kho, tiết kiệm đến 50% chi phí đầu tư. Sản phẩm được đóng thùng và xếp trên kệ gọn gàng giúp tránh bị ướt, ẩm mốc. Việc kiểm kê, xuất nhập hàng cũng nhanh hơn.
Tùy đặc thù mỗi loại hàng hóa và tải trọng khác nhau mà bạn có thể chọn loại kệ kho phù hợp như: kệ tải trọng nhẹ (kệ V), kệ trung tải, kệ tải trọng nặng (Kệ Selective, Kệ Double Deep, Kệ Drive in…).
- Kệ V: Trọng tải hàng hóa từ 50-100kg/tầng kệ, thích hợp sử dụng trong các kho hàng có diện tích nhỏ, khối lượng hàng hóa ít
- Kệ trung tải: Đây cũng là mẫu kệ được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong kho dự trữ hàng hóa. Mỗi tầng kệ hàng trung tải có khả năng chứa từ 200-500 kg/tầng kệ. Phù hợp với kho hàng hạng trung. Kệ có thiết kế đơn giản, bộ phận kệ liên kết bằng bulong ốc vít giúp dễ tháo lắp, thay đổi khoảng cách mâm tầng, tối ưu khả năng lưu trữ.
- Kệ hàng nặng: Phù hợp với kho hàng công nghiệp nặng, khối lượng hàng hóa nhiều.
Nếu bạn vẫn thấy băn khoăn chưa biết nên chọn mẫu kệ chứa hàng nào cho kho hàng dự trữ hàng hóa của mình thì có thể liên hệ với Vinatech Group để được tư vấn nhanh nhất.
- Là nhà sản xuất giá kệ hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 10 năm kinh nghiệm, Vinatech tự hào mang đến cho bạn những mẫu kệ chất lượng, bền đẹp. Các sản phẩm kệ kho được sản xuất trên dây chuyền máy móc hiện đại nhập khẩu từ Châu Âu, cấu thành từ nguyên liệu thép loại 1 đạt tiêu chuẩn JIS G3141. Bề mặt xử lý bằng sơn tĩnh điện chống han gỉ tốt, độ bền cao.
- Vinatech Group trực tiếp sản xuất và phân phối sản phẩm, không qua bên trung gian nên kệ kho Vinatech luôn có giá tốt nhất. Báo giá nhanh, chi tiết, rõ ràng.
- Kệ được đóng thùng cẩn thận trước khi xuất xưởng. Hỗ trợ vận chuyển và lắp đặt tận nơi trên toàn quốc.
- Đơn vị chuyên thiết kế giải pháp kho thông minh với chi phí tốt
- Chính sách bảo hành rõ ràng, uy tín, lâu dài
Câu hỏi thường gặp
Một số thắc mắc của bạn đọc về chủ đề dự trữ:
Quản trị dự trữ là gì?
Quản lý dự trữ (Inventory management) là việc kiểm soát các thông số dự trữ trong doanh nghiệp để chủ động duy trì lượng hàng hóa dự trữ cần thiết đáp ứng tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu kinh doanh.
Dự trữ định kỳ là gì?
Dự trữ định kỳ là một khái niệm trong quản lý tồn kho và chuỗi cung ứng, đề cập đến lượng hàng hóa hoặc nguyên vật liệu được lưu trữ trong kho một cách thường xuyên, theo các khoảng thời gian cố định.
Chi phí dự trữ là gì?
Chi phí dự trữ hàng hóa có thể là số tiền thuê trực tiếp mà doanh nghiệp phải trả cho tất cả các nhà kho hoặc chứa một số tỷ lệ phần trăm trên tổng tiền thuê diện tích nhà kho.
Chi phí dự trữ hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí nhỏ lẻ như:
- Chi phí dịch vụ hàng tồn kho.
- Chi phí rủi ro hàng tồn kho.
Dự trữ trên đường là gì?
Dự trữ trên đường là các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, hoặc sản phẩm đang được vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hoặc lưu trữ. Nó thường được sử dụng trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng để chỉ những hàng hóa chưa đến đích cuối cùng mà vẫn đang trên hành trình vận chuyển.
Bài viết trên đây chúng tôi đã vừa chia sẻ với bạn những thông tin về dự trữ hàng hóa và giải pháp dự trữ hàng hóa cho doanh nghiệp hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm về kệ kho hàng hay giải pháp về dự trữ, lưu trữ bằng giá kệ, hãy nhấc máy lên và liên hệ với Vinatech Group ngay hôm nay theo hotline 086.758.9999 để được giải đáp nhanh nhất. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đưa ra phương án setup kho hàng tối ưu chi phí nhất.
Bạn đọc quan tâm:
- Giải pháp quản lý hàng tồn kho HIỆU QUẢ & AN TOÀN
- Cách quản lý kho vật tư hiệu quả và tránh thất thoát
Vinatech là đơn vị sản xuất giá kệ kho hàng, kệ siêu thị lớn nhất Việt Nam hiện nay, với rất nhiều mẫu sản phẩm giá kệ chất lượng hàng đầu.