Bật mí những bước trong quy trình quản lý kho nhà hàng đạt chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuyệt đối. Từ chiến lược phân loại, sắp xếp đến phương pháp kiểm soát nhiệt độ, hạn sử dụng, bài viết sẽ cung cấp cho bạn kiến thức chuyên sâu để xây dựng hệ thống quản lý kho an toàn, hiệu quả và chuyên nghiệp nhất.
Những vấn đề thường gặp phải khi quản lý kho nhà hàng
Khi quản lý kho cho nhà hàng thì những vấn đề thường hay gặp phải nhất đó là:
- Kiểm soát hàng tồn kho: Ngăn ngừa lãng phí, đảm bảo đủ nguyên liệu.
- Chất lượng nguyên vật liệu: Duy trì chất lượng cho nguyên vật liệu của món ăn.
- Kiểm soát chi phí: Giảm thiểu hao hụt, tối ưu chi phí lưu kho.
- Tối ưu quy trình xuất nhập kho: Nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian.
- Đáp ứng nhu cầu theo mùa: Dự báo và điều chỉnh lượng hàng tồn kho hợp lý.
Khi quản lý nếu không lập những quy trình quản lý kho cụ thể, sẽ rất khó để nắm bắt chặt chẽ dễ dẫn đến những vấn đề phải gặp trên đây.
Những vấn đề gặp phải trong quản lý kho nhà hàng
>> Hướng dẫn: Cách vẽ sơ đồ kho hàng trong Excel
Các bước trong quy trình quản lý kho nhà hàng
Quy trình quản lý mã hàng
Bước 1: Thông báo kế hoạch nhập hàng: Khi cấp quản lý trực tiếp có nhu cầu nhập thêm hàng hóa, hãy lập yêu cầu và tới bộ phận hoặc người phụ trách mã hàng.
Bước 2: Kiểm tra hàng và đối chiếu: Bộ phận mã hàng sẽ căn cứ vào thông tin yêu cầu, kiểm tra sự tồn tại của mặt hàng và đối chiếu.
Bước 3: Lập phiếu nhập kho để thực hiện cập nhật:
- Với yêu cầu cấp mã mới: Áp dụng cho những sản phẩm mới vừa nhập, chưa tồn tại mã hàng trong kho trước đó.
- Với yêu cầu thay đổi hoặc xóa mã hàng: Xem xét yêu cầu, đánh giá sự cần thiết. Nếu hợp lý sẽ tiến hành xóa hoặc cập nhật mã mới và ngược lại.
Bước 4: Hoàn thành nhập kho: Thông báo về sự thay đổi mã hàng cho các bộ phận liên quan để có sự thống nhất, tạo thuận lợi cho quy trình lưu kho về sau.
Quy trình quản lý hoạt động nhập kho
+ Các bước nhập kho hàng hóa nguyên vật liệu
Bước 1: Thông báo kế hoạch nhập nguyên vật liệu
Bước 2: Kiểm tra hàng và đối chiếu
Bước 3: Lập phiếu nhập kho
Bước 4: Hoàn thành nhập kho
+ Các bước nhập kho hàng hóa thành phẩm
Bước 1: Các bộ phận có nhu cầu nhập hàng gửi yêu cầu nhập kho
Bước 2: Thủ kho thực hiện kiểm tra hàng hóa, ký vào phiếu giao nhận sản phẩm.
Bước 3: Kế toán (hoặc thủ kho) lập phiếu nhập kho và ký nhận
Bước 4: Nhập kho hàng hóa và cập nhật thông tin vào thẻ kho, phần mềm quản lý kho
Quy trình quản lý hoạt động xuất kho
Bước 1: Gửi Phiếu đề nghị xuất Nguyên vật liệu đến ban giám đốc
Bước 2: Ban giám đốc hoặc người có thẩm quyền sẽ phê duyệt đề nghị.
Bước 3: Kế toán nhận phiếu đề nghị và tiến hành kiểm tra hàng tồn kho
Bước 4: Thủ kho nhận thực hiện lệnh xuất nguyên vật liệu
Bước 5: Thủ kho và kế toán cập nhật thẻ kho, số liệu tồn kho mới vào hệ thống
>>>> Tham khảo:
+ Các phương pháp quản lý hàng tồn kho đơn giản
+Cách sắp xếp kho hàng, hàng hóa trong kho chuyên nghiệp
Làm sao để tối ưu trong quản lý kho nhà hàng?
Để tối ưu các bước quản lý, cần lưu ý một số điều sau:
- Phân loại và sắp xếp khoa học: có thể sắp xếp theo các phương thức phổ biến như FIFO (First-In-First-Out), LIFO (Last-In-First-Out).
- Sử dụng phần mềm quản lý kho: Tự động hóa quy trình, theo dõi chi tiết.
- Kiểm kê kho định kỳ: Phát hiện sai sót, điều chỉnh kịp thời khi phát hiện vấn đề.
- Đào tạo nhân viên kho: Nâng cao kỹ năng, trách nhiệm quản lý hàng hóa cho nhân viên kho.
- Thiết lập quy trình rõ ràng: Quy trình nhập, xuất kho, xử lý hàng hỏng.
Giải pháp hiệu quả cho quản lý kho nhà hàng
Để lưu trữ và quản lý nguyên vật liệu tốt nhất trong kho nhà hàng, bạn có thể tham khảo các giải pháp sau:
- Tích hợp công nghệ: Máy quét mã vạch, cân điện tử.
- Hệ thống giá đỡ: Giúp bảo quản, lưu trữ nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm
- Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Đảm bảo chất lượng và nguồn cung ổn định.
- Kiểm soát chặt chẽ khâu vận chuyển: Ngăn ngừa hư hỏng, thất thoát nguyên liệu.
- Dự báo nhu cầu theo mùa: Tránh tình trạng thiếu hụt hoặc tồn kho quá nhiều.
- Phân tích báo cáo định kỳ: Đưa ra chiến lược điều chỉnh kịp thời.
Kệ kho hàng – Giải pháp không thể thiếu trong các kho hàng thực phẩm
Trong ngành F&B, hệ thống kệ để hàng trong kho đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và bảo quản nguyên vật liệu, đặc biệt là đối với các kho lạnh nhà hàng. Kệ kho thực phẩm chuyên dụng giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ, đảm bảo hàng hóa được sắp xếp khoa học, gọn gàng và dễ dàng quản lý.
Lợi ích của việc sử dụng kệ kho thực phẩm chuyên dụng:
- Tối ưu hóa không gian lưu trữ: Kệ được thiết kế với nhiều tầng, kích thước đa dạng, giúp tận dụng tối đa diện tích kho, tăng khả năng lưu trữ hàng hóa.
- Sắp xếp khoa học: Kệ giúp phân loại và sắp xếp nguyên vật liệu, quản lý hàng hóa theo chủng loại, hạn sử dụng, dễ dàng kiểm tra và xuất nhập kho.
- Bảo quản an toàn: Kệ kho thực phẩm chuyên dụng được làm từ vật liệu cao cấp, bảo quản hàng hóa trong kho đảm, bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chống ẩm mốc, côn trùng xâm nhập.
- Quản lý hiệu quả: Hệ thống kệ giúp theo dõi số lượng hàng hóa tồn kho, hạn sử dụng, hỗ trợ quản lý kho hiệu quả.
Lựa chọn kệ kho phù hợp cho nhà hàng:
- Xác định nhu cầu lưu trữ: Kích thước, số lượng kệ dựa trên nhu cầu lưu trữ, loại nguyên vật liệu và diện tích kho.
- Chất liệu kệ: Kệ inox hoặc kệ thép sơn tĩnh điện là lựa chọn phổ biến, đảm bảo độ bền và vệ sinh.
- Thiết kế kệ: Chọn kệ có tải trọng phù hợp, kích thước phù hợp với không gian kho.
- Tính năng phụ trợ: Kệ có thể tích hợp ray trượt, ngăn chia, kệ lưới giúp tối ưu hóa việc lưu trữ.
Tóm lại: Bài viết đã nêu rõ tầm quan trọng cũng như các bước cơ bản của quy trình quản lý kho nhà hàng. Đồng thời nhấn mạnh việc sử dụng hệ thống kệ kho thực phẩm chuyên dụng là giải pháp tối ưu cho quản lý kho nhà hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo an toàn thực phẩm cho khách hàng.
>> Tham khảo: 07 cách quản lý trong kho thực phẩm hiệu quả
Mua kệ kho hàng tại:
- Công ty Cổ phần Tập Đoàn Vinatech
- Hotline: 086.758.9999
- Email: info@vinatechgroup.vn
- Website:vinatechgroup.vn
Vinatech là đơn vị sản xuất giá kệ kho hàng, kệ siêu thị lớn nhất Việt Nam hiện nay, với rất nhiều mẫu sản phẩm giá kệ chất lượng hàng đầu.