Thị trường hàng hóa (Commodity Market) là gì? cách phân loại

Trên thế giới hiện nay, có khoảng 50 thị trường hàng hóa tạo điều kiện cho hoạt động thương mại của hơn 100 mặt hàng chính. Vậy thì trường hàng hóa là gì? Trong bài viết này, Vinatech sẽ giúp bạn hiểu về khái niệm thị trường hàng hóa và phân loại thị trường hàng hóa hiện nay bao gồm những thị trường nào?

Xem thêm:

Thị trường hàng hóa là gì?

thị trường hàng hóa

Theo tiếng Anh, thị trường hàng hóa được dịch thành Commodity Market, là một thị trường vật lí hoặc thị trường ảo để mua, bán và kinh doanh sản phẩm thô phẩm thô hoặc sơ cấp. 

Hiện nay, hàng hóa được chia thành 2 loại chính: hàng hóa cứng và hàng hóa mềm. 

  • Hàng hóa cứng: là tài nguyên thiên nhiên cần phải được tiến hành khai thác (dầu, cao su, vàng,…).
  • Hàng hóa mềm: là sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi (lúa, ngô, đậu, cà phê, thịt gia súc,…)

Phân loại thị trường hàng hóa bao gồm?

Dựa vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi

đối tượng trao đổi

Căn cứ theo hình thái vật chất của đối tượng trao đổi thì có thể phân thị trường thành 2 nhóm sau:

  • Thị trường hàng hóa:

Là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các hàng hóa tồn tại dưới dạng hiện vật, hữu hình. Bao gồm 2 bộ phận là thị trường các yếu tố sản xuất  (nguyên vật liệu) và thị trường hàng hóa tiêu dùng (là loại thị trường trao đổi các sản phẩm thông dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân toàn xã hội).

  • Thị trường dịch vụ

Là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của con người. 

Ví dụ: Các sản phẩm cho thuê phòng tại khách sạn, nhà nghỉ thì quá trình sản xuất lúc này là cung cấp phòng cho khách hàng thực hiện quá trình tiêu dùng tại khách sạn đó, hai quá trình này diễn ra một lúc, chỉ kết thúc khi khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ.

Dựa vào số lượng và vị trí của người mua, người bán

Với căn cứ vào số lượng cũng như vị trí của người mua và người bán thì thị trường được chia thành 3 hình thái cơ bản, bao gồm:

  • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

thị trường cạnh tranh

Là hình thái thị trường mà ở đó số lượng người mua và người bán phải đông đảo, mà ở đó mỗi người chỉ chiếm một vị trí rất nhỏ trên thị trường đó. Do đó giá cả ở thị trường này sẽ được hình thành do quan hệ cung cầu trong từng giai đoạn quyết định. 

Bên cạnh đó, các sản phẩm tham gia vào thị trường hoàn hảo phải đáp ứng tính đồng nhất để không có những cản trở trong vấn đề cạnh tranh. Do đó, các doanh nghiệp cần có chiến lược để đẩy mạnh khối lượng sản phẩm bán ra để đạt được mục tiêu lợi nhuận. 

  • Thị trường độc quyền

Gồm cả độc quyền bán và độc quyền mua, được sinh ra khi mỗi bên chỉ có 1 người bán hoặc 1 người mua. Điều này khiến cho các nhà độc quyền kiểm soát, chi phối và lũng đoạn thị trường. Thường thì các nhà độc quyền sẽ đẩy giá bán lên cao để nhằm mục tiêu lợi nhuận. 

Ví dụ: Chỉ có một công ty bán điện duy nhất trên cả thị  trường, công ty này  sẽ có quyền được đưa ra mức giá, người dùng phải mua với mức giá đó.

  • Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Tức là hình thái thị trường có sự  xen kẽ giữa cạnh tranh và độc quyền. Sự không hoàn hảo trong cạnh tranh xuất phát từ lợi thế chi phí sản xuất hoặc chi phối bởi các yếu tố uy tín nhãn hiệu hàng hóa, chế độ bảo hộ mậu dịch,….

Dựa vào cách biểu hiện của nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực 

Căn cứ theo biểu hiện nhu cầu thì thị trường có thể được chia thành các loại sau đây:

  • Thị trường thực tế

Là thị trường mà các khách hàng có nhu cầu đã được đáp ứng thông qua hệ thống cung cấp hàng hóa dịch vụ của các đơn vị kinh doanh. 

  • Thị trường tiềm năng

Là thị trường mà khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán nhưng chưa được đáp ứng hàng hóa và dịch vụ. 

thị trường hàng hóa tiềm năng

  • Thị trường lý thuyết

Là toàn bộ dân cư nằm trong vùng và thu hút khả năng phát triển của kinh doanh. Bao gồm cả khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng và các nhóm dân cư khác. 

Các loại hàng hóa trên thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa thế giới

Một vài sàn giao dịch hàng hóa hàng đầu trên thế giới gồm:

  • CME – Sở giao dịch hàng hóa Chicago: Cung cấp giao dịch sản phẩm thịt, tiền tệ, chỉ số, tỷ giá,…
  • TOCOM – Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo: Cung cấp giao dịch kim loại, năng lượng, nông nghiệp,…
  • LME – Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn: Chuyên giao dịch kim loại.
  • NYMEX – Sở giao dịch hàng hóa New York: Cung cấp giao dịch năng lượng, kim loại,…
  • ICE – Sàn giao dịch liên lục địa: Cung cấp giao dịch dầu, năng lượng, sản phẩm nông nghiệp,…

Các nhà đầu tư có thể tiếp xúc với thị trường hàng hóa bằng cách đầu tư qua công ty có liên quan đến hàng hóa, hoặc qua các hợp đồng hàng hóa được các sàn giao dịch uy tín cung cấp.

thị trường hàng hóa thế giới

Các loại hàng hóa trên thị trường

Thị trường hàng hóa Việt Nam

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) là cấp nhà nước điều phối các giao dịch hàng hóa trên thị trường

Hiện tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ hỗ trợ giao dịch ở 4 lĩnh vực hàng hóa chính gồm: Nông sản; Nguyên liệu công nghiệp; Kim loại ; Năng lượng với danh mục lên đến 25 loại hàng hóa khác nhau. 

>> Xem thêm: Top các mẫu kệ trưng bày hàng hóa đẹp, giá tốt, chính hãng

Như vậy bài viết trên đã làm rõ khái niệm thị trường hàng hóa là gì? Đồng thời phân loại thị trường hàng hóa cũng như các loại hàng hóa trên thị trường hàng hóa thế giới và Việt Nam. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về thị trường hàng hóa. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ nhanh

Điện thoại

086.758.9999

Email

info@vinatechgroup.vn

Nhà máy Hệ thống đại lý